Địa tạng vương bồ tát, được Ấn Độ biết đến vào sớm nhất là thế kỷ thứ tư.
Địa tạng vương bồ tát được biết đến chủ yếu là bồ tát của cõi âm, dù ngài đi khắp lục đạo, và là người hướng dẫn, bảo vệ cho những ai trong cảnh giới chờ tái sanh
Trong Phạn ngữ, Ksitigarbha có nghĩa là “tài sản quí giá của Đất”
Địa tạng vương bồ tát thường được khắc họa với đầu trọc, và quần áo tỳ kheo, để lộ đôi chân trần, biểu lộ ý là ngài đi đến bất kỳ nơi nào cần đến ngài.
Ngài cầm viên như ý bảo châu ở tay trái, và tay phải cầm tích trược với sáu vòng xuyến ở phần đầu.
6 vòng xuyến đại biểu sự tinh thông của ngài ở lục đạo, và sáu pháp ba la mật.
Lục đạo: Thiên, A tu la, Nhân, Súc sanh, Ngạ Quỉ, Địa Ngục.
Lục độ ba la mật: Bố Thí, Trì giới, Nhẫn nhục, Tinh Tấn, Thiền Định và Trí Tuệ
Thần chú giải trừ nghiệp chướng của Địa Tạng Vương Bồ Tát: Om Pramani Dhani Svaha.
“Địa ngục vị không, thệ bất thành Phật”
Bởi lời thệ nguyện này, Địa Tạng Vương bồ tát được gắn liền với cõi địa ngục, nhưng mục đích của ngài là giải thoát mọi chúng sanh ở lục đạo, không riêng cõi địa ngục.