Bồ đề đạt ma là nhà sư Phật giáo sống vào khoảng thế kỷ 5 hoặc 6.
Bồ đề đạt ma được ghi công sáng lập nên phái Thiền của Phật giáo đại thừa và là vị sáng lập của thiền tông Trung Quốc.
Ngài là người con thứ ba của một nhà vua bà la môn, ở Nam Ấn, và học pháp dưới sự hướng dẫn của Prajnatara (Bát nhã đa la) , tổ thứ 27 dòng thiền Ấn, với phương pháp truyền tâm ấn từ thời đức Phật lịch sử.
Bồ đề đạt mà chứng quả, trở thành vị tổ thứ 28 dòng truyền thừa từ Ấn độ, và rồi, theo sự hướng dẫn từ Prajnatara, ngài du hành tới Trung Quốc để truyền bá giáo pháp Đại Thừa.
Theo truyền thuyết của trung quốc, ngài cũng trở thành người dạy võ cho các nhà sư thiếu lâm, từ đó dẫn tới việc môn phái Thiếu Lâm Kung Fu ra đời. Ở Nhật bản, ngài được biết dưới tên là Daruma.
Bồ đề đạt ma có khi được gọi là “nhà sư diện bích”.
Ngài thường được khắc họa ngồi trong động đá nhìn vào vách động trong 9 năm !
Ba năm sau ngày ngài mất, vị đại sứ Songyun của Bắc Ngụy nói rằng thấy ngài đi tay cầm chiếc giày ở vùng núi Pamir. Songyun hỏi ngài đi đâu, ngài trả lời : ta về nhà
“ Nếu ngươi dùng tâm trí để suy nghiệm về hiện thực, ngươi sẽ chẳng hiểu được tâm và hiện thực. Nếu ngươi suy nghĩ về hiện thực mà chẳng dùng đến trí, ngươi sẽ hiểu cả hai” Bồ đề đạt ma.