Top 5 Mẫu Chuyện Khai Thị Tín Đồ Siêu Tuyệt Của Đức Thầy

Thể loại

TRANG CHỦ

THIENTAMISM

THIÊN TUẤN KIỆT

NGÔ TUẤN KIỆT OFFICIAL

GIÁO LÝ

THƯ VIỆN

TAM ĐẠI TẠNG KINH

PHÁP ÂM

TIN TỨC

HÌNH ẢNH

GIẤY CHỨNG NHẬN

Top 5 Mẫu Chuyện Khai Thị Tín Đồ Siêu Tuyệt Của Đức Thầy

1. Chân & 

Tháng 10 năm 1939, tức sau ngày Đức Thầy mở đạo năm tháng. Sau khi đến viếng thăm Ngài và nghe Pháp, một số đồng đạo xúm nhau ngồi trước khách đường tại Tố Đình đế trao đối ý kiến. Kẻ tán thán công đức nói pháp kỳ diệu của Đức Thầy, người bàn bạc thiên cơ biến chuyến trong thế chiến thứ hai.

Có người than thở rằng:

~ Bây giờ nhiều đảng nhiều đạo mọc lên, ai cũng cho mình hay, mình đúng, làm chúng sanh trong chỗ mịt mở tối tăm, càng mỡ mịt tối tăm hơn, không biết đâu là chơn lý mà nương tựa. 

Đức Thầy từ trong nhà thong thả tiến tới bên anh em đang xúm nhau đàm đạo. Đúng vào lúc có sự thắc mắc của một đồng đạo, lo lắng giùm cho chúng sanh sẽ lãm đường không biết đâu là chơn lý như đã nêu trên, thì Đức Thầy dừng chân và Thuyết Pháp:

~ Các ông hãy nhìn đây là chiếc đèn hột vịt và đây là cái lồng đèn bốn mặt bao phủ chung quanh bằng bốn màu kiếng: xanh, đỏ, trắng, vàng. Các ông hãy nhận rõ ánh sáng của đèn rồi để chiếc đèn vào lồng, bây giờ các ông sẽ thấy gì? Có phải các ông tùy theo chỗ ngồi của mình mà thấy rõ ràng ánh sáng của ngọn đèn là ánh sáng của màu kiếng phía mình ngồi đó chăng?

Đức Thầy dừng một chút rồi tiếp:

~ Cũng như thế đó, chơn lý chỉ có một là ánh sáng chơn thật của chiếc đèn tủa ra, còn sự trông thấy xanh đỏ trắng vàng của chúng sanh là tùy thiên chấp chủ quan của tự mình hoặc của ngoại cảnh chỉ phối mình mà thôi. Vì không chịu tìm tòi chơn lý nên không phân biệt được nẻo chánh đường tà, khiến người ta phân vân, hoặc có khi vì biên kiến mà sanh lòng tranh chấp, ghen hờn với nhau nữa. Điều đó thật đáng thương.

Giảng xong mấy câu, Đức Thầy ung dung rảo bước, còn đồng đạo thì như sực tỉnh cơn mê, trầm ngâm nét mặt.
                                                                                                                                                                                          – Thuật theo lời ông Võ Quang Lệ.

2. Y KINH DIỄN NGHĨA

Câu chuyện nầy xảy ra vào khoảng cuối năm Canh Thìn 1940, Đức Thầy đang lưu trú tại nhà ông Hương Bộ Võ Mậu Thạnh ở tại Kinh Xáng Xà No, làng Nhơn Nghĩa, Cần Thơ. Nguyên nhân nhà cầm quyền Pháp bắt Đức Thầy đem qua Châu Đốc rồi họ đưa luôn đi Sa Đéc. Ở đây qua một cuộc điều tra cật vấn, họ tuyên bố lưu xứ Ngài, tức cấm không cho Đức Thầy cư ngụ và truyền Đạo trong các tỉnh như: Châu Đốc, Sa Đéc, Long Xuyên. Ngoài ra, Ngài muốn đi đâu tùy ý. Họ tưởng làm như vậy là chận đứng được sự truyền giáo của Ngài, chẳng ngờ khi Đức Thầy đến làng Nhơn Nghĩa thì dân chúng kéo đến nghe Pháp và nhờ trị bịnh càng lúc càng đông, cũng như lúc ở Tổ Đình Hòa Hảo vậy.

Sáng hôm nọ Đức Thầy trị bịnh và thuyết giảng đạo lý đến 11 giờ trưa Ngài mới dùng cơm. Xong, Ngài vào phòng riêng an nghỉ. Bỗng có ba ông khách đến. Ông Bộ Thạnh, tức chủ nhà có trách nhiệm tiếp rước mời khách dùng trà nước và hỏi thăm nơi ở và lý do, thì được ba ông khách cho biết:

– Chúng tôi đều là người ở Cần Thơ, hôm nay đến đây xin được gặp Đức Thầy để hỏi chút việc.

Ông Bộ đáp:

– Các ông hãy đợi chừng một tiếng đồng hồ nữa vì Đức Thầy mới vào phòng nghỉ. Lúc đó thấy ba người khách có hơi nôn nóng, ông Thạnh liền nói tiếp:

– Nếu có việc chi cần gấp, các ông cứ trình bày, nếu thấy được tôi sẽ giải quyết, bằng không thì phải đợi Đức Thầy, chớ tôi không thể báo tin liền bây giờ được, vì Đức Thầy mới vào nghỉ.

Lúc đó một trong ba ông khách đại diện nói:

– Không có chuyện gì quan trọng lắm. Chúng tôi đã quy y với Đức Thầy hôm Ngài mới đến đây, nhưng vì chúng tôi có xem chút ít Kinh Phật và đọc qua bốn quyển sấm giảng của Đức Thầy, thấy rằng muốn giải thoát sanh tử mà còn sát sanh cung ứng cho khẩu dục mỗi ngày, tức là còn ăn chay kỳ mỗi tháng bốn ngày, như thế thì trong hai mươi sáu ngày kia còn ăn mặn, tức nhiên phải còn sát sanh, ắt khó mong được ý nguyện. Nên hôm nay đến đây định xin Đức Thầy cho phép chúng tôi ăn chay trường luôn.

Nghe ba ông khách nói xong, ông Thạnh vội vàng đáp:

– Vấn đề gì chớ việc ăn chay trường Ngài không cho rồi!

Ông Thạnh vừa nói tới đó thì Đức Thầy cũng vừa mở cửa phòng bước ra đi ngay lại bàn khách. Ông Thạnh vì ngồi xoay lưng lại cửa phòng nên không thấy Ngài, còn ba người kia vì ngồi đối diện nên cùng đứng dậy cúi đầu chào Đức Thầy, khiến ông Thạnh giựt mình quay lại.

Đức Thầy liền nói:

– Tôi không cho tín đồ ăn chay trường hồi nào mà ông Bộ nói vậy?

Lúc đó ông Bộ miệng mấp máy muốn biện lẽ, Đức Thầy biết ý nên tiếp:

– Cách mấy hôm rày, vợ chồng ông Sáu bên sông có qua đây hỏi xin ăn chay trường. Sở dĩ tôi không chấp nhận mà bảo ông bà nên ăn chay kỳ lần lần rồi sẽ tiến lên, là vì trình độ hoàn cảnh của ông bà ấy chưa ăn chay trường được ngay bây giờ. Còn cơ duyên của ba người nầy thì ăn chay trường được. Vậy ba anh về thực hành đi! Thầy sẽ chứng cho.

Ngài vừa nói vừa xoay qua ngó ba người ấy. Đến đây ông Bộ mới vỡ lẽ.

Thưa quí vị, câu chuyện nầy chúng tôi thuật theo ông Trương Minh Ký lúc đó có mặt tại nhà ông Bộ Thạnh.

3. LÀM Y THEO GIÁO LÝ

Năm Ất Dậu 1945 Đức Thầy ngụ tại đường Miche, Sài Gòn, lúc ấy có đông anh em tín đồ ở Miền Tây đi lên thăm Đức Thầy, được Đức Thầy cầm ở lại chơi vài hôm. Anh em này quá mừng, đồng bàn với nhau: Chẳng mấy khi mình gần gũi Đức Thầy, mình rình coi Đức Thầy cúng lạy theo nghi thức thế nào để về mình làm theo cho đúng.

Chiều hôm ấy, khi Đức Thầy cúng lạy xong, Đức Thầy kêu anh em lại nói rằng:

– Bà con ra đây coi tôi cúng lạy, đặng về cúng lạy cho trúng để thành Phật, phải không? Còn những người khác không thấy tôi cúng lạy mà tu hành chơn chánh rồi không được đắc đạo hay sao?

Khi mọi người nghe Đức Thầy rầy, nói trúng tâm ý của mình, anh em này hết sức sợ, van xin Đức Thầy tha lỗi.

Qua hôm sau Đức Thầy cúng lạy, anh em cũng liếc xem như bữa trước. Đức Thầy cúng xong kêu anh em lại cho Thầy bảo. Mấy anh em lén xem lúc nãy lo sợ nét mặt tái mét, cúm rúm đến bên Thầy khoanh tay chờ nghe phán dạy. Đức Thầy đốt hương phát cho mỗi người một cây. Đức Thầy nói:

Thôi, bà con muốn làm y theo tôi, đứng xếp hàng đây, coi tôi làm sao thì làm y như vậy. Tôi nguyện sao thì cũng nguyện y như vậy.

Dặn xong, Đức Thầy cầm hương xá ba xá, kế Đức Thầy quì xuống chấp tay lên trán. Anh em cũng xá và quì theo. Đức Thầy đọc lớn tiếng: “Đạo gốc bởi lòng thành tín hiệp”.

Lúc bấy giờ anh em đồng đạo ngơ ngác, nhìn qua lại với nhau, làm thinh không đọc theo. Đức Thầy xoay lại dòm anh em đang quì, Thầy hỏi “Sao bà con không đọc theo tôi?” Anh em đồng đạo nghe Đức Thầy hỏi, sợ Thầy rầy, liền đọc theo một rặp “Đạo gốc bởi lòng thành tín hiệp”. Đức Thầy mĩm cười đứng lên nhìn anh em hỏi:

– Bà con biết tôi đọc bài gì không?

Các anh em đồng đạo thưa:

– Bạch Thầy, chúng con không biết.

Đức Thầy nói tiếp:

– Ủa, không biết sao đọc theo? Tôi đọc bài nguyện bên đạo Cao Đài mà bà con cũng đọc theo. Như vậy đâu có làm y theo tôi đâu?

Anh em nghe Đức Thầy rầy, sợ quá, liền thưa:

– Bạch Thầy, Thầy dạy chúng con Thầy làm sao thì làm y như vậy, nên chúng con không dám cải.

Với nét mặt nghiêm nghị, Đức Thầy nói:

– Tôi bảo làm y là làm y theo giáo lý của tôi dạy, chớ nào bảo làm theo tôi. Nếu Đức Phật Thích Ca hiện xuống bảo các người làm sai chân lý, các người có làm không?

Anh em đồng thưa:

– Bạch Thầy, không.

Đức Thầy dịu giọng:

– Ừ, vậy đó. Nếu sau nầy có ai giống tôi và xưng là tôi bảo bà con làm gì, bà con cũng đừng vội tin, hãy xét kỹ lại lời nói ấy có đúng theo chơn lý hay không, được như vậy mới gọi là làm y, và không bị gọi là mê tín.

Thuật theo lời ông Lê văn Phú tự Tho.

4. TÀ HAY CHÁNH

Chuyện nầy xảy ra năm Canh Thìn, tức năm 1940.

Lúc đó người Pháp vừa vời Đức Thầy xuống Sa Đéc, rồi ra lịnh cấm không cho Ngài truyền đạo ở các tỉnh Châu Đốc, Long Xuyên, Sa Đéc.

Thế là Ngài phải lưu trú đến nhà ông Hương bộ Võ Mậu Thạnh tại Xà No, làng Nhơn Nghĩa, tỉnh Cần Thơ.

Thời gian Ngài ở đây ít lâu, có ông Hương quản Diệp ở xã Hòa Hảo và ông Út Trác ở Mỹ Hội Đông đến viếng.

Sau khi tỏ lời thăm hỏi và được nghe Đức Thầy thuyết giảng đạo đức, hai ông liền trình hỏi thêm một việc:

– Bạch Thầy, hiện giờ ở trên Long Xuyên có ông Đạo mới ra đời, họ trị bịnh cũng na ná như Thầy. Người ta tới lui rất đông đảo, nhưng không biết ông ấy tà hay chánh, nhờ Thầy phân giải giùm để anh em tín đồ khỏi lầm lạc.

Đức Thầy không trả lời ngay ông đạo đó tà hay chánh, mà Ngài chỉ cầm viết, viết ra mấy giòng chữ như sau (lúc đó Ngài kêu hai ông đứng lại coi):

– Từ đây sắp tới, bất luận ai ra đời độ thế, nếu còn ăn tiền bạc là tà.

– Còn dùng màu sắc là tà.

– Còn lên xuống xưng hô Thần Thánh là tà.

– Còn bỏ tóc xả để đầu đanh là tà.

Thưa quí vị, câu chuyện nầy do ông Út Trác ở Mỹ Hội Đông thuật lại.

5. MUỐN TÌM PHẬT

Vào khoảng mùa Đông năm Giáp Thân 1944 lúc Đức Thầy đang cư trú tại Sai gòn, thì có ông Xã Bộ từ tỉnh Châu Đốc đến viếng Đức Thầy, qua công tác giáo sự. Trong thời gian ông còn lưu lại mấy ngày, nhân một buổi sáng đẹp trời Đức Thầy kêu ông Bộ bảo:

– Ông Bộ hôm nay đi dạo phố với tôi.

Được lịnh Đức Thầy cho phép, ông Bộ hết sức mừng rỡ. Ông thay đổi y phục rồi theo Đức Thầy. Hai thầy trò đi bộ rẽ sang nhiều ngã đường, khi đến cổng của một ngôi chùa thì ghé vào. Nhà sư trụ trì bước ra tiếp rước hết sức ân cần niềm nỡ. Khi bước vào khách đường thấy một ông khách đang ngồi sẵn ở đó. Sư mời Đức Thầy và ông Bộ ngồi lại cùng bàn, rồi nhà Sư vừa rót nước mời uống và vừa giới thiệu ông khách với Đức Thầy và ông Xã Bộ.

– Thưa hai vị, ông khách đây là người Tây Tạng vừa mới đến Việt Nam ta mấy hôm rày. Ông cũng là một Phật tử, nên có viếng qua ít cảnh chùa nơi đô thành và còn lưu ngụ lại đây mấy hôm. Tôi thiết nghĩ cuộc hạnh ngộ của chúng ta hôm nay, ắt có duyên tiền định.

Qua sự bắt tay chào mừng, ông Xã Bộ liền hỏi ông khách:

– Từ xa ông đến nước Việt Nam chúng tôi có việc chi quan trọng chăng? Hay là chỉ viếng qua danh lam thắng cảnh, có thể nào cho chúng tôi biết được thêm lý do.

Lúc đó, với vẻ mặt vui tươi ông khách Tây Tạng đáp:

– Tôi sang đây với ý định để tìm Phật, vì ở bên tôi có một chân sư cho biết hiện giờ tại xứ Việt Nam có vị Phật vừa giáng sinh khai Đạo.

Lúc đó ông Bộ hỏi tiếp:

– Làm sao ông biết ai là Phật mà nhìn.

Ông khách nói:

– Biết chớ, ông Phật thì luôn luôn nơi cổ có ba ngấn, theo nhà sư ở bên tôi dặn dò tôi như vậy.

Ông Xã Bộ liền nói:

– Nếu hiện giờ có người ba ngấn cổ, ông dám nhìn không?

Ông khách trả lời:

– Tôi nhìn liền, vì người thường không một ai có được tướng hảo như vậy.

Lúc ấy Đức Thầy biết ông Bộ muốn ám chỉ Ngài, nên Ngài dùng ngón chân cái ấn mạnh lên bàn chân của ông Bộ. Ông liền hội ý biết Đức Thầy không cho mình chỉ ra, nên lái câu chuyện sang vấn đề khác. Đoạn rồi ông nhìn lại Đức Thầy, mới sực nhớ ra lúc mới vào cổng chùa Ngài đã dùng khăn bàn quấn kín cổ lại và giữ tư thế ấy cho đến bây giờ. Thì ra Ngài biết trước và có dụng ý trong việc nầy. Hết câu chuyên tìm Phật sang câu chuyện đạo lý, Đức Thầy luôn để cho ông Bộ đàm thoại với hai người kia, còn Ngài vẫn im lặng cho đến khi từ giã ra về.

Câu chuyện nầy thuật theo lời ông Xã Bộ.

Như bài đăng này?
Bài Viết Liên Quan

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Ut elit tellus, luctus nec ullamcorper mattis, pulvinar dapibus leo.

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Ut elit tellus, luctus nec ullamcorper mattis, pulvinar dapibus leo.

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Ut elit tellus, luctus nec ullamcorper mattis, pulvinar dapibus leo.

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Ut elit tellus, luctus nec ullamcorper mattis, pulvinar dapibus leo.