Khai Thị Về Ăn Chay

Thể loại

TRANG CHỦ

THIENTAMISM

THIÊN TUẤN KIỆT

NGÔ TUẤN KIỆT OFFICIAL

GIÁO LÝ

THƯ VIỆN

TAM ĐẠI TẠNG KINH

PHÁP ÂM

TIN TỨC

HÌNH ẢNH

GIẤY CHỨNG NHẬN

Khai Thị Về Ăn Chay

Tại sao đạo Phật lại đề xướng ăn chay?

Ðáp: Người ăn chay thì dục niệm nhẹ. Kẻ ăn mặn thì dục niệm nặng nề. Có tôn giáo cho rằng động vật được sanh ra là để cho loài người ăn, cho nên ăn mặn là một việc hợp lý trời đất. Song le, Phật Giáo đề xướng tinh thần “mọi vật đều cùng một thể, đó gọi là Ðại Bi,” và xem mọi loài chúng sanh đều có Phật-tánh, đều sẽ thành Phật; cho nên chủ trương giới sát, phóng sanh.

ĂN THỊT TỨC LÀ ĂN NGƯỜI

(Vạn Phật Thành ngày 30 tháng 5 năm 1982)“Thiên bách niên lai oản lý canh,Oán thâm tự hải hận nan bình.Dục tri thế thượng đao binh kiếp,Thả thính đồ môn dạ bán thanh!”Dịch là: “Ngàn năm oán hận ngập bát canh,Oán sâu như biển hận khó tan.Muốn biết vì sao có chiến tranh,Hãy nghe lò thịt, lúc nửa đêm!”Từ xưa đến nay có rất nhiều người hy sinh thân mạng kẻ khác để lợi ích cho chính mình, cam tâm giết hại kẻ khác để bồi dưỡng cho bản thân mình. Thế nên miếng thịt ở trong tô canh chứa chất lòng oán hận thâm sâu như biển cả. Ðời này qua đời khác sát hại lẫn nhau, ăn thịt lẫn nhau. Tất cả chúng sinh đều ham sống, sợ chết, song con người vẫn dùng thủ đoạn áp bức để tàn sát những kẻ yếu kém hơn mình.Trong tâm thức của những con thú trước khi chết đã kết tinh lòng oán hận rất lớn, chúng chỉ muốn tìm cách báo thù, không có cách gì để thoa dịu ý tưởng cừu hận này được. Các bạn muốn biết trên thế giới, nguồn gốc của chiến tranh từ đâu ra? Thí dụ như chiến tranh Việt Nam hay là hiện tại chiến tranh giữa Á Căn Ðình và Anh Quốc? Ðều là do nghiệp sát quá nặng, quá sâu, cho nên mới dùng phi cơ, đại pháo, thiết hạm, thủy lôi để hủy diệt nhau! Nếu ban đêm mình lắng nghe nơi nhà người đồ tể tiếng kêu la rên xiết của con heo, con bò hay con dê xin cứu mạng, thì mình sẽ biết được nguyên nhân của chiến tranh ở đâu mà ra. Có bài thơ rằng: “Nhục” tự lý biên lưỡng cá nhân,Lý biên trác trước ngoại biên nhân.Chúng sanh hoàn thực chúng sanh nhục,Tử tế tư lượng nhân thực nhân!”Dịch là: “Trong chữ “nhục”gồm có hai người,Người ở trong dòm người ở ngoài,Chúng sanh lại ăn thịt chúng sanh,Suy nghĩ kỹ là người ăn người.”Tiếng Trung Hoa, chữ “nhục” 肉, nghiã là thịt, gồm có chữ “khẩu” 口 tức là cái miệng mở ra, và hai chữ “nhân” 人tức là hai người: ở bên trong có một người và ở bên ngoài có một người. Người ở bên ngoài chờ người bên trong. Người ở ngoài muốn đi vô nhưng không vô được, người ở trong muốn chui ra ngoài nhưng ra không nổi là vì người bên ngoài đứng cản, không cho anh ta chạy thoát. Nên chữ “nhục” này chính là một kẻ ăn thịt và một kẻ bị ăn thịt. Kẻ ăn thịt thì ở bên ngoài, và là một con người. Kẻ bị ăn thịt thì ở bên trong và cũng là một con người, nhưng y đã biến thành súc sinh, lại còn bị chận không cho chạy ra, chạy lên cũng không được, chạy xuống cũng không xong, như là bị vây khốn, không chạy thoát được. Tuy là miệng mở khá rộng nhưng vì người bên ngoài đã chận, nên kẻ bên trong không thể chạy khỏi vòng vây.Vòng vây này có thể là chuồng dê, chuồng heo, hay là chuồng bò, chuồng trâu. Người bị ăn thịt thì ở trong chuồng mà người ăn thịt thì ở bên ngoài chận không cho ra. Vì sao mà chận không cho anh ta ra? Là bởi vì muốn ăn thịt anh ta! Người bị ăn thịt và người ăn thịt có một mối quan hệ: đó chính là sự oán hận không thể nào hòa giải được!Con người là chúng sinh, miếng thịt mình ăn cũng là chúng sinh. Hễ là động vật, là dê, là trâu, là gà, là ngựa, là chó, là heo v.v… đều là một loại chúng sinh cả. Nếu có kẻ nói rằng những thứ động vật này do trời sinh ra để người ăn, như vậy thì người sinh ra để ai ăn? Bởi vậy trời sinh động vật không nhất định là để cho người ăn, bất quá bởi vì con người ỷ mình trí óc cao minh nên mới ăn thịt động vật. Do đó, sự quan hệ ăn thịt này, nếu nghĩ cho kỹ thì chính là người ăn thịt người! Nếu nói rằng người ăn thịt người, thì thử hỏi xem kẻ bị ăn thịt, (tức là bây giờ đã biến thành dê, thành heo, thành ngựa v.v…) đối với mình có quan hệ như thế nào?Trong Kinh Lăng Nghiêm có nói rằng: “Con dê trở lại biến làm người.” Con dê mà có thể biến làm người thì tất cả động vật khác cũng có thể biến làm người, cũng như là mình cải đầu hoán diện, thay đổi bộ mặt thôi, mà mình không biết loài thú vật đó là ai. Các vị có biết chăng những thứ động vật dê, trâu, heo, gà,… đó không chừng đều là bà con quyến thuộc, là họ hàng thân thích của mình? Mối quan hệ đó, nói xa xôi như vậy, chớ nói gần hơn, thì chúng nó biết đâu chính là cha mẹ mình kiếp trước, hoặc là cha mẹ mình kiếp này, hay là cha mẹ không biết bao nhiêu kiếp về trước! Nghĩ như vậy, thì nếu ăn thịt cha mẹ, thì thật là bất hiếu. Cho nên nghĩ kỹ thì mới biết rằng ăn thịt động vật chính là người ăn thịt người vậy!Người mà ăn thịt heo thì con heo có thể sẽ biến thành người. Khi heo thành người, nó lại ăn thịt heo do người kia biến thành. Nhân duyên cứ luân chuyển mãi, hỗ tương ăn thịt lẫn nhau: mình ăn nó, nó ăn mình. Do đó cừu hận càng ngày càng sâu; cừu hận càng sâu thì càng muốn ăn thịt; tánh thích ăn đồ ngon là do oan nghiệp dẫn dắt, làm mình cảm thấy hợp lý khi giết sinh mạng của kẻ khác để bổ trợ cho sinh mạng của chính mình!Nếu các vị không tin thì tôi kể cho nghe một chuyện có thật như vầy: Vào thời vua Lương Võ Ðế thì Phật Giáo hết sức hưng thạnh. Lúc bấy giờ có một vị tên là Chí Công, là một người đã giác ngộ rồi (Minh Nhãn Thiện Tri Thức). Ngài có thể biết được tiền nhân hậu quả mọi sự. Thời bấy giờ Phật Giáo đi tới chỗ các Thầy chỉ đi tụng niệm cho người đời. Gia đình nào có chuyện vui chuyện buồn gì cũng mời các Thầy tới tụng kinh kiết tường, tụng chú kiết tường. Có lần, một nhà giàu nọ làm đám cưới cho con gái nên mới mời ngài Chí Công tới để tụng kinh cầu phước. Bởi vì Phật Pháp không ra ngoài pháp thế gian, nên Tổ Sư cũng tùy thuận theo phong tục của người đời mà đáp ứng. Vừa đặt chân tới nhà, Ngài liếc nhìn và nói rằng: “Cổ quái! Cổ quái!Cháu lấy bà ngoại,Con gái ăn thịt mẹ,Con trai đập da bố,Heo, dê ngồi nơi ghế,Họ hàng nấu trong nồi,Chúng sanh lại tưng bừng,Ta thấy thật là khổ!”Ngài Chí Công nói: “Thật là ‘cổ quái’!” Chuyện gì mà cổ quái? Ðó là cháu lấy bà ngoại của mình! Bởi vì khi đứa cháu vừa mới sinh thì bà ngoại nó bịnh. Lúc gần chết bà cầm tay thằng cháu này, nói rằng bà sợ không có ai lo lắng cho thằng nhỏ, tương lai ai là người giúp nó để thành gia lập nghiệp? Do vậy, lúc bà ngoại thở hơi cuối cùng thì tay vẫn nắm thằng cháu, quyến luyến không đành. Bà ngoại xuống âm phủ gặp vua Diêm La, mới khóc lóc cầu xin: “Diêm La Vương ơi! Xin Ngài ban cho tôi một việc: ỞƯ thế gian tôi có một đứa cháu nhỏ dại không ai săn sóc, xin Ngài cho tôi về lo cho nó được không? Vua Diêm La từ bi vô cùng, mới đáp lời thỉnh cầu, nói rằng: “Ðược, tốt lắm! Bà về lại trần gian săn sóc thằng nhỏ đi. Bà là bà ngoại của nó, bây giờ bà trở về làm vợ của nó, được chăng?”Bà đó không thể làm chủ được nghiệp báo của mình cho nên đầu thai lên dương thế làm con gái. Ðứa con gái này lớn lên rồi lấy thằng cháu đó. Thật là cải đầu hoán diện, đổi mặt đổi mày mà thôi, như thử mặc bộ y phục mới không ai nhận biết được cả. Chỉ có Ngài Chí Công biết được chuyện đó, nên nói: “Cổ quái! Cổ quái! Cháu lấy bà ngoại.”Ngài Chí Công lại thấy đứa con gái nhỏ đang ăn miếng thịt heo nên nói rằng: “Con gái ăn thịt mẹ.” Là vì mẹ đứa con gái này vốn làm đủ thứ ác nghiệp nặng nề nên chết rồi thì hóa kiếp làm heo; nay bị đồ tể giết, bị nấu làm món ăn ngon và bây giờ đứa con gái này ăn thịt mẹ của mình.Khi Ngài thấy ở nơi sau vườn có đứa con trai đang cao hứng đập cái trống bằng da lừa, Ngài mới nói rằng: “Con trai đập da bố.” Nghĩa là bố của thằng nhỏ này vì tạo nghiệp báo cho nên mới đầu thai làm con lừa, chết rồi bị người ta lột da làm trống; bây giờ đứa nhỏ này chẳng biết cha nó là miếng da làm thành trống, nên chỉ biết vui mừng thì đánh trống mà thôi.Ngài Chí Công lại đi xuống nơi dãy ghế ngồi, nhìn qua thì thấy những kẻ ngồi đó toàn là trâu, bò, dê,… hồi xưa bị người ta ăn thịt, bây giờ biến thành người, làm bà con thân thuộc với nhau. Những loại thịt ở trong nồi đều là những bà con quyến thuộc của họ, nên ngài Chí Công nói rằng: “Quý vị tới đây tiệc tùng hết sức vui vẻ, hân hoan để chúc mừng ông chủ nhà làm đám cưới cho con. Sự thật, ta thấy thật là khổ! Người nào cũng ở trong luân hồi hỗ tương vay trả quả báo, tàn sát lẫn nhau, ăn thịt lẫn nhau; đó là nỗi khổ khó nói cho hết được.”Sau khi ngài Chí Công nói xong, có rất nhiều người hiểu, rồi phát tâm ăn chay, niệm Phật, tu hành.Từ xưa đến nay nếu các vị không ăn thịt kẻ khác thì kẻ khác cũng không ăn thịt các vị. Có người nói: “Thầy nói thế nào đi nữa tôi cũng không tin.” Nếu các vị không tin thì tôi cũng không có cách gì khác, cứ thí nghiệm thử xem sao!

ĂN THỊT THÌ CŨNG GIỐNG NHƯ LÀ ĂN CHẤT ÐỘC VẬY!

Tất cả thịt của chúng sanh đều có chất độc. Chất độc này không phải một ngày một đêm tích tụ mà thành, cũng không phải mới một đời một kiếp mà có. Chất độc ấy tích lũy trong nhiều kiếp, từ sự hỗ tương tàn sát giữa người với người đã tạo thành một thứ oán độc, mà chẳng thể nào xóa bỏ được.Khi mình giết súc vật thì cũng tạo ra một thứ oán hận trong tâm chúng; lúc gần chết vì quá khủng khiếp và sợ hãi nên chúng nảy sinh lòng cừu hận muốn báo thù. Bởi vậy từ nơi lòng oán hận phẫn uất ấy phát tiết ra một độc tố thấm suốt da thịt chúng, nên hễ ai ăn thịt chúng thì giống như ăn phải chất độc vậy! Lúc ăn thì không thấy hại, nhưng dần dà sẽ mắc đủ chứng bịnh kỳ quái mà chẳng có thuốc gì cứu nổi.Thời đại bây giờ thì oán khí đầy trời. Oán khí đó so với đầu đạn nguyên tử thì lợi hại hơn nhiều, bởi vì nó vô hình vô tướng song lại có thể tận diệt toàn thể nhân loại.Có bài kệ rằng: “Thiên bách niên lai oản lý canh,Oán thâm tự hải hận nan bình.Dục tri thế thượng đao binh kiếp,Thả thính đồ môn dạ bán thanh!”Dịch là: “Ngàn năm oán hận ngập bát canh,Oán sâu như biển, hận khó tan.Muốn biết vì sao có chiến tranh,Hãy nghe lò thịt lúc nửa đêm!”Trăm ngàn năm nay, miếng thịt trong bát canh chứa đựng sự oán hận sâu như biển, khó mà san bằng được. Nếu các vị muốn biết nguyên nhân của chiến tranh trên thế giới thì hãy lắng nghe tiếng kêu thảm thiết của những con vật nơi nhà kẻ đồ tể vào lúc nửa đêm. Cho nên cổ nhân nói ra bài kệ này là có nhân duyên, có căn cứ. Chúng ta phải thấu triệt đạo lý đó thì mới có thể trị được tật bịnh của chính mình.

NHÂN ÁC LỚN NHẤT LÀ SÁT SINH, ĂN THỊT

(Vạn Phật Thành ngày 29 tháng 8 năm 1982)Mỗi người đều có nhân quả báo ứng của riêng mình. Hễ tạo nghiệp gì thì chịu quả báo đó. Không những chỉ có loài người là phải chịu quả báo mà tất cả chúng sanh cũng vậy; tạo nghiệp từ xưa, ngày nay gặt quả. Ðiều đó không dễ hiểu đâu. Ví như bị đọa làm súc sinh hoặc ở nơi ác đạo thì rất khó khôi phục lại thân người; nên nói rằng: Nhất thất nhân thân,Vạn kiếp nan phục.Nghiã là: Thân người mất rồi,Vạn kiếp khó tìm.Trên thế gian, có hai loại nhân: một là nhân thiện, hai là nhân ác. Khi mình trồng nhân thiện thì gặt quả thiện, khi trồng nhân ác thì gặt quả ác.Người trồng nhân thiện đi đâu cũng biết “khắc kỷ phục lễ” (tự ghép mình theo lễ nghĩa), “khuất kỷ đãi nhân” (hạ mình mà đối đãi với người); lúc nào cũng không chiếm đoạt tiện nghi của kẻ khác, luôn luôn sẵn sàng chịu thua thiệt. Hễ ai gặp điều gì khó khăn thì mình lập tức giúp đỡ. Lúc nào cũng có chí làm điều thiện, lập công tu đức, chứ không phải như kẻ chỉ biết lợi cho mình mà không nghĩ tới lợi ích của kẻ khác. Khi công đức thiện của mình đầy đủ thì tự nhiên mình sẽ thăng tiến, cho nên nói: “Chủng thiện nhân, Kết thiện quả.” Từ nơi loài người mình có thể thăng lên cõi trời, rồi từ cõi trời có thể thăng lên cõi A La Hán, cõi Bích Chi Phật, cõi Bồ Tát, từng bước từng bước mà thăng tiến. Ðó là khí thế hết sức hưng thạnh. Hễ tạo công đức gì thì nhất định có được quả báo nấy, công đức không bao giờ mất đặng.Thế nào là trồng nhân ác thì tương lai sẽ gặt quả xấu? Tức là nếu mình tạo ra oan nghiệt, phạm đủ thứ lỗi lầm, thì tương lai sẽ thọ quả báo của địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh. Ai bảo mình làm nhân ác như vậy? Chẳng có ai bảo cả mà tự mình tạo lấy. Có câu rằng: Tự tác nghiệt, Bất khả hoạt. (Tự mình tạo ra điều oan nghiệt, không ai có thể tha thứ cho mình được.) Trồng nhân ác thì sẽ đọa vào ba ác đạo. Tóm lại, làm điều thiện thì được thăng lên, mà làm điều ác thì bị đọa xuống. Do đó, mọi thế giới đều do mình tạo ra, tự mình phải làm chủ, đừng ỷ lại vào kẻ khác.Song, cái nhân ác lớn nhất là gì? Tức là sát sinh! Con người nếu phạm Ngũ Giới (sát, đạo, dâm, vọng, tửu) thì sẽ rất dễ đọa vào ba ác đạo và cũng rất dễ thành kẻ đầy dẫy tri kiến sai lầm, tà vọng, không tin Phật Pháp, không kính Tam Bảo. Ðọa vào ba đường ác rồi thì khổ không cách gì nói được.Tội lỗi lớn nhất mà mình đã phạm là gì? Tức là sát sinh, ăn thịt. Nếu bạn ăn thịt của người thì sau đó người sẽ ăn thịt của bạn lại. Hỗ tương ăn thịt lẫn nhau, hỗ tương chém giết, rồi hỗ tương đọa lạc. Một khi đã đọa lạc thì khó mà tiến lên được, đó là điều hết sức nguy hiểm, là đi vào “hiểm lộ” vậy. Có câu rằng: “Tam Giới vô an,Do như hỏa trạch.”Nghĩa là: “Ba cõi không an,Giống như nhà lửa.”Ðáng tiếc là tuy nhà cháy mà người ở trong đó vẫn thản nhiên coi thường!Ngày hôm nay cử hành pháp hội Vu Lan, các vị thử nghĩ xem: Chúng ta và Tôn giả Mục Kiền Liên, ai là người có đạo đức tu hành cao hơn? Tuy công đức của Ngài cao như vậy mà còn phải thỉnh Phật siêu độ mẹ Ngài; sau đó Phật đặt ra Pháp hội Vu Lan để siêu độ cho cha mẹ, tổ tiên trong bảy đời. Ðem mình so sánh với ngài Mục Kiền Liên thì mình không thể nào bì được. Song phụ mẫu, tổ tiên của mình thật là đang chờ mình cầu xin siêu độ cho họ đó. Bởi vậy chúng ta đừng lãng phí thời gian, và đừng quên bổn phận làm người. Một khi mất thân này thì có hối hận cũng đã quá trễ!

MUỐN ÐỘ CHÚNG SINH THÌ TRƯỚC HẾT MÌNH ÐỪNG ĂN THỊT

Chúng sinh là do nhân duyên hòa hợp mà thành, từ mười hai nhân duyên mà biến thành người. Từ con kiến cho đến những thứ vi khuẩn đều là chúng sinh. Chúng ta không cần phải đi ra bên ngoài mà tìm chúng sinh, ngay trong tự tánh của mình cũng có vô lượng chúng sinh.Khoa học hiện tại phát triển đã chứng minh rằng trong thân thể ngũ tạng lục phủ con người có vô số loại vi khuẩn và vi sinh trùng; như vậy có nghiã là có vô lượng chúng sinh. Khi con người ăn thịt loại động vật nào, thí dụ như heo, bò hay cá, thì trong đó có vô số loại vi khuẩn. Con người ăn loại thịt đó vào trong bụng thì tự nhiên sẽ có chủng tử của những thứ vi khuẩn đó; ăn càng nhiều thì mình cùng với những thứ vi khuẩn đó kết làm quyến thuộc càng mạnh, kết duyên với nó càng sâu, cho đến chỗ là mình với nó không còn phân ly, chia cách nữa!Ăn thịt heo càng nhiều thì mình rất có cơ hội để biến thành heo, ăn thịt bò càng nhiều thì mình rất có thể sinh làm bò. Nếu mà ăn gạo càng nhiều thì mình có thể biến thành gạo chăng? Gạo là loại vô tình, còn chúng sinh là loài hữu tình. Nếu ăn loài hữu tình thì mình có thể trở thành những thứ chúng sinh hữu tình. Nếu ăn những loại vô tình (thực vật) thì mình có thể giúp cho sự phát triển của Pháp thân, Huệ mạng. Nếu con người không ăn thịt chúng sinh nào thì tức là mình độ cho chúng sinh đó, khiến chúng vượt qua khổ hải, tới bờ Niết Bàn. Con người nếu hiểu được đạo lý này thì không nên ăn thịt chúng sinh.Khi xưa, có kẻ vì ăn thịt chúng sinh nên khi chết rồi thì bị đọa lạc xuống gặp Diêm La Vương. Lúc còn sống ông ta ăn qua những loại thịt của chúng sinh nào, thì những thứ đó bây giờ đều tới để đòi nợ. Người ăn thịt tự biện hộ như vầy: “Tôi tuy là ăn thịt nhưng tội không phải thuộc về tôi mà thuộc về người bán thịt mới đúng!”Bấy giờ vua Diêm La mới truyền lịnh kêu người bán thịt lại; người bán thịt cũng tự biện hộ rằng: “Tôi sở dĩ mà bán thịt là vì có người mua thịt, nếu không có người mua thì bán thịt làm gì?”Người bán thịt với người ăn thịt, hai người mới tranh luận với nhau, sau cùng thì hai người đó đổ trách nhiệm lên anh chàng đồ tể.Diêm La Vương lại kêu anh chàng đồ tể vào. Anh đồ tể này cũng tự biện hộ rằng: “Tôi đúng là đồ tể, nhưng vì có người mua cũng như có người ăn thì tôi mới làm nghề đồ tể. Nếu chẳng có người mua cũng chẳng có người ăn thì tôi cũng chẳng làm nghề này được!”Vì thế, mọi người đều nói lên cái lý của mình, lý lẽ mà họ nói ra đều là tạo tội nghiệp cả. Kết quả, Diêm La Vương phán rằng người ăn thịt phải bồi thường nợ máu. Cho nên, chúng ta ăn thịt một loài chúng sinh nào là kết oán với loài chúng sinh đó. Có bài thơ rằng: “Nhục” tự lý biên lưỡng cá nhân,Lý biên nhân thực ngoại biên nhân,Chúng sinh hoàn thực chúng sinh nhụcTử tế tư lượng nhân thực nhân.”Nghiã là: “Ở trong chữ “nhục” có hai người,Người bên trong ăn người bên ngoài,Chính chúng sinh ăn thịt chúng sinh,Nghĩ cho kỹ là người ăn người!” Trong Kinh Lăng Nghiêm có chép: “Dương tử vi nhân, nhân tử vi dương.” (Dê chết trở làm người, người chết trở làm dê.) Con dê có thể làm người, thì con heo cũng có thể làm người. Nếu chưa có Thiên Nhãn Thông thì mình không quán sát được nhân duyên đó nên cho rằng heo là heo, dê là dê. Con người mà ăn nhiều thịt chúng sinh thì bản hữu trí huệ của họ bị che lấp, mất linh tánh và biến thành ngu si.Bởi vậy muốn độ chúng sinh thì trước tiên đừng nên ăn thịt! Con người muốn độ chúng sinh thì phải độ tự tánh của chúng sinh, độ sinh thì phải ly tướng. Không có chấp trước thì mới thật sự là độ sinh vậy!

ĂN THỊT LÀ NGUỒN GỐC CỦA TAI KIẾP!

(Vạn Phật Thành ngày 19 tháng 9 năm 1982)Phật Giáo có ba thời đại là Chánh Pháp, Tượng Pháp và Mạt Pháp. Ðó là do nghiệp báo của chúng sinh chiêu cảm mà ra.Ở thời Chánh Pháp, con người được phước báo rất lớn, rất dầy, và trí huệ cũng rất cao. Ở mặt đất thì nước giống như sữa vậy, rất bổ dưỡng, và nơi nào nước cũng rất tốt. Tới thời Tượng Pháp thì nước uống mất đi chất bổ dưỡng. Hiện tại thời Mạt Pháp thì nước không còn chất bổ nữa, trái lại trộn lẫn đủ thứ chất độc. Có người nói: “Chúng tôi uống nước đã có bỏ thuốc khử độc rồi.” Tuy vậy nước vẫn còn độc, không cách gì trừ hết được.Trên thế giới, hiện giờ chất độc càng ngày càng gia tăng, khiến cho không khí bị ô nhiễm. Vì người ta dùng chất độc quá nhiều nên độc tố thấm dần vào thân người, rồi trải qua sự biến hóa trong cơ thể, khi mình thở ra thì chất độc đó lại trở ngược về trong không khí. Hiện tại trong hư không đầy dẫy độc khí.Chúng ta biết bom nguyên tử, bom khinh khí là thứ tối nguy hiểm, nhưng những thứ đó còn thua độc khí do miệng mình phóng ra. Bởi vậy thế giới này càng ngày càng trở nên vô cùng nguy hiểm. Vì bị độc khí đó xông ướp nên mỗi ngày con người giống như “sống trong cơn say, chết trong giấc mộng” vậy. Ăn uống, cờ bạc, rượu chè, lừa bịp, trộm cắp, không có chuyện xấu xa gì mà họ không biết làm. Ðó là tình trạng độc hại vô cùng, hết sức nguy hiểm vậy.Bây giờ muốn thế giới tiêu hết chất độc thì phải có biện pháp gì? Tức là phải ăn chay, đừng ăn thịt! Ăn chay thì chất độc sẽ giảm bớt đi. Nếu muốn thế giới này hoàn toàn hết độc thì mọi người đừng ăn thịt, chỉ ăn chay. Bởi vì trong thịt có chất độc, mà chất độc này lại rất vi tế, nên dù ăn vào mình cũng không nhận biết được là có chất độc. Song, từ từ mình sẽ trúng phải chất độc của thịt, lợi hại đến độ không có thứ thuốc nào có thể cứu nổi, bởi vì trong thịt chất chứa sự oán hận rất sâu dày. Cho nên người xưa nói rằng: “Thiên bách niên lai oản lý canh,Oán thâm tự hải hận nan bình.Dục tri thế thượng đao binh kiếp,Thả thính đồ môn dạ bán thanh.”Dịch là: “Ngàn năm oán hận ngập bát canh,Oán sâu như biển, hận khó tan.Muốn biết vì sao có chiến tranh,Hãy nghe lò thịt, lúc nửa đêm!”Miếng thịt trong tô canh tuy nhỏ, nhưng thật sự trong đó chất chứa sự thù hằn sâu như biển cả vậy. Người đập lộn với người, nhà này đánh nhau với nhà kia, nước này xâu xé nước kia, địa cầu này tiêu hủy địa cầu khác; gây nên chiến tranh như vậy đều là do ăn thịt mà ra. Tất cả những tai nạn đao binh, thủy hỏa, tật dịch lưu hành, đều là do ăn thịt mà thành. Nếu muốn hiểu rõ đạo lý thì lúc nửa đêm hãy tới nhà người đồ tể mà lắng nghe: lắng nghe tiếng rống đau đớn của con heo bị thọc huyết, lắng nghe tiếng khóc uất ức của con trâu hay con dê bị giết.Tóm lại, con vật nào bị giết thì con đó khóc la rên siết. Lúc khóc la chính là lúc mà nó phóng độc khí ra. Một mặt phóng độc khí, một mặt khóc than nói rằng: “Tốt lắm! Bây giờ tụi bây giết tao, trong tương lai tao sẽ giết lại tụi bây. Nợ này chẳng bao giờ phủi sạch được! Tụi bây giết tao, tao sẽ giết lại tụi bây, tụi bây ăn thịt tao, tao sẽ ăn thịt lại tụi bây!” Do lòng oán hờn, thù hận chất chứa như vậy nên mới tạo thành đủ thứ tai họa.Nếu con người ăn chay trường thì những oan nghiệt đó sẽ tiêu trừ, bao nhiêu đao gươm sẽ trở thành nhung gấm, sự hung hiểm sẽ trở thành kiết tường. Vì thế, mình phải tìm cách cứu vãn thời Mạt Pháp sắp tới đây!

Sát Sanh và Bệnh Tật

Khai thị của Hòa thượng Tuyên Hóa tại Viện Ðại Học Hawaii ngày 21-07-1989.Hiện nay trên thế giới có rất nhiều người thích việc sát sinh và có rất ít người tôn trọng sự sống. Ða số chỉ biết làm thế nào để giết, chứ hoàn toàn thờ ơ với việc phóng sinh. Khi bạn giết một sinh vật, sinh vật ấy cũng muốn giết bạn. Sự báo thù lẫn nhau dẫn đến sự tái sinh luân hồi trong đời ngũ trược ác thế. Sự báo oán lẫn nhau vậy đến khi nào mới chấm dứt ? Người xưa từng nói :Thiên bách niên lai oán lý canh, Oán thâm tự hải hận nan bình, Dục tri thế thượng đao binh kiếp, Thí thức thính đồ môn dạ bán thinh.Tạm dịch:Oán hận trăm ngàn năm trong bát canh thịt,Oán sâu như biển mối hận khó tan.Nếu muốn biết rõ chuyện binh đao chém giết trên đời,Hãy lắng nghe tiếng kêu than của súc vật lúc nửa đêm ở lò sát sinh”Chúng ta nên đặt nền tảng đạo lý của cuộc sống chúng ta trên những lời của Khổng Phu Tử : “Ðã thấy sự sống của nó rồi thì không nỡ nào thấy cái chết của nó. Ðã nghe tiếng kêu của nó rồi thì không nỡ nào ăn thịt nó. Do vậy, người quân tử nên tránh xa nhà bếp.” (Kiến kỳ sinh bất nhẫn kiến kỳ tử — Văn kỳ thanh bất nhẫn thực kỳ nhục. Thị dĩ quân tử viễn bào trù dã). Dù hàng trăm ngàn năm nay, bát canh thịt còn đó. Quý vị đã ăn rồi, và tôi cũng thế. Bát canh này là thịt hầm, nó chứa đựng sự oán hận sâu hơn biển, rất khó làm tiêu trừ. Ðể chuyển hóa lòng oán hận này không phải dễ dàng gì. Bạn có muốn biết tại sao trên thế giới lại có chiến tranh, lụt lội, hạn hán dịch bệnh? Nguyên nhân nào gây ra sự đau khổ, giết chóc, thảm sát đổ máu trong chiến tranh? Tại sao người ta lại tìm kiếm nhau mãi để trả thù. Bởi vì họ đã gieo quá nhiều việc chết chóc. Nếu bạn chưa hiểu, xin hãy đến gần lò sát sinh súc vật, và lắng nghe tiếng kêu thét của súc vật vào lúc nửa đêm ở đó. Tiếng heo kêu thét, tiếng dê cừu khóc, tiếng bò trâu rống. Tất cả đó là sự van xin: “Xin Ông tha mạng cho con!” nhưng ta giả vờ không nghe, không thấy lời kêu than ấy chúng ta cứ tiến hành giết không cần một giây suy nghĩ. Khi ta vừa giết chúng thì một niềm sân hận từ những con heo, bò, dê bị giết khởi dậy, niệm ấy dẫn chúng tìm người giết để báo thù trong tương lai. Ðiều này dẫn đến những thảm trạng như chiến tranh trên thế giới, và mọi thứ tai ương, tử vong. Tất cả đều do việc sát hại sinh mạng mà tạo nên.Tuy vậy, ngay nơi sự báo oán có khi còn chưa đủ. Hiện nay, tai họa lớn nhất là bệnh ung thư (cancer) là một loại bệnh tật quái dị. Tại sao bệnh này lại xuất hiện? Vì người ta ăn quá nhiều thịt. Hiện nay không khí bị ô nhiễm nặng nề, trái đất bị ô nhiễm và nước cũng bị ô nhiễm. Không khí ô nhiễm, nước ô nhiễm, đất ô nhiễm này tạo nên một thứ đôc tố. Khi súc vật ăn những thực vật có độc tố. Chất độc ngấm dần vào cơ thể của nó. Mặc dù chất độc vẫn ở yên trong cơ thể chúng nó không gây tác hại gì, nhưng nếu ta ăn thịt chúng chất đôâĩc sẽ truyền sang cơ thể ta, khiến cho ta mắc phải vô số bệnh quái dị, khó trị liệu vô cùng.Những bệnh khó trị liệu này không phải ngẫu nhiên mà có. Ðằng sau nó là những oan hồn kêu than đòi trả mạng. Vậy nên bây giờ có rất nhiều oan hồn quanh quẩn khắp nơi, cố gắng tìm cách bắt người khác trả mạng hay làm cho họ khổ đau bằng cách gây ra vô số bệnh tật quái lạ. Những oan hồn vất vưởng này là những bào thai bị nạo, bị phá thai trước khi nó có được một cuộc sống hoàn chỉnh như người. Vì vậy, nó rất căm hận, nó có thể làm đóng nghẽn tim người, làm nát gan, thận, túi mật người. Nó có thể phá hủy ngũ tạng của bạn khiến bạn phải chết dù bạn chưa muốn chết. Tại sao nó hiểm độc như thế? Vì bạn đã giết hại nó trước bây giờ nó muốn trả thù. Những căn bệnh gây nên bởi ma oán thì không thể chữa lành bởi bất kỳ bác sĩ nào cả. Dù bác sĩ Ðông Y hay Tây Y đều chữa không được. Việc bạn có thể làm là không ăn uống gì cả rồi chờ chết. Sau khi bạn trút hơi thở cuối cùng, lại đến phiên bạn tìm báo thù. Những gì tôi nói là lời chân thành nhất.Nếu tôi nói nữa có lẽ có người sẽ không muốn nghe. Tuy nhiên tôi có khuyết điểm là tôi muốn nói cho dù người ta thích nghe hay không thích nghe. Tôi đặc biệt thích nói những điều mà mọi người không muốn nghe. Do vậy, nên các bạn ở đây nên chuẩn bị tâm lý. Bạn nên nói với chính mình: “Ta chẳng muốn nghe nhưng ta sẽ kiên nhẫn một chút để nghe ông ta nói gì.”Ðiều tôi muốn nói là tôi sẽ giải thích chữ “thịt” – Tiếng Hán là “Nhục” 肉 , có bộ “khẩu” 口 nhưng nét dưới bị mất đi, có nghĩa là mở miệng. Tại sao lại mở miệng? Là để ăn người. Cho nên trong chữ thịt “Nhục” 肉) có hai người – chữ “Nhân” 人 . Một người bên trong 人 và một người bên ngoài 人. Chữ này biểu thị ý niệm “thịt” là không thể tách rời được miệng người. Tuy nhiên Người không thể bị dính mắc, không tách rời ra khỏi “thịt” được. Chữ này biểu tượng con người ăn thịt và con người đang bị kẻ khác ăn thịt mình. Cái đầu của một người đi ra từ cái miệng và người khác thì đang ở trong miệng. Nhưng vì cái miệng không đóng , nên người ấy có thể đi ra. Có thể ra đi nên có thể làm người trở lại, khi làm người rồi, anh ta sẽ tìm và ăn thịt lại người đã ăn thịt mình. Ăn sống nuốt tươi lẫn nhau. Vì thế nên có hai chữ “Nhân” (người) trong chữ “Nhục” kế bên dưới chữ “Nhân” là người ở trong bao trùm người ở ngoài “Người bên trong, người bên ngoài che đậy bắt giữ lẫn nhau (lý biên tráo trước ngoại biên nhân) “Chúng sinh ăn thịt lẫn nhau” , nếu quan sát kỹ đó là người ăn thịt người. (Chúng sinh hoàn cật chúng sinh nhục — Tử tế tư lương thị nhân cật nhân)Vì đó là người ăn thịt người, có lẽ nào người ấy là bạn ta. Ta chẳng biết !. Có lẽ nào đó là bà con ruột thịt của ta. Ta chẳng biết ! Có lẽ nào đó là cha ta, mẹ ta, tổ tiên ông bà mình. Ta chẳng hay. Cái không biết này làm nảy sinh vô số vấn đề. Do vậy tốt nhất là mọi người chẳng nên ăn thịt.Mặc khác, không ăn thịt là một yếu tố tối quan trọng để ngăn ngừa bệnh tật. Không sinh bệnh. Không nóng tính. Nếu bạn không nóng giận, thì tác nhân gây nghiệp muốn báo thù bằng cách làm cho bạn bị bệnh sẽ khó khăn khi tìm gặp bạn. Bởi vì ngay khi bạn nổi nóng, là có một lổ hổng để ma oán chen vào. Mỗi khi ma oán kiếm được lối vào, bệnh tình của bạn càng lúc càng trở nên nghiêm trọng.Nếu bạn muốn khỏe mạnh, sống lâu, không bệnh hoạn, điều chủ yếu là không nên ăn thịt, không nóng giận, không hút thuốc, uống rượu. Ðây là những cách để có được khỏe mạnh.Chẳng nên rước vào mình một thứ bệnh tật để tự hủy hoại thân mạng mình. Nếu bạn làm thế là bạn sẽ phải tìm một bác sĩ để trao cho ông ta tiền, mà ông ta vẫn không thể chữa lành bệnh cho bạn. Ðó phải chăng là nỗi phiền muộn lớn lao của chúng ta ?

Ăn Chay – Không Ăn Chay

Khai thị của Hòa thượng Tuyên Hóa ngày 22 tháng 1 năm 1984Lúc Phật tại thế chủ trương người phải ăn chay, nhưng điều này không bó buộc. Vì sao? Bởi bấy giờ nhiều người thích vị ngon, nếu bắt buộc họ phải ăn chay, e họ không dám xuất gia. Nhân đó lúc bấy giờ Phật có châm chế cho đệ tử thích ăn thịt, Ngài cũng không nói lý do gì. Người xuất gia là người ăn uống đơn giản, không phải kẻ tham ăn, nên mới nói: “Người ta cúng dường thứ gì, ta ăn thứ đó” Người tham ăn thời chọn nầy chọn nọ.Cứu cánh của việc ăn thịt hay không ăn thịt có gì không giống nhau? Ăn thịt, lòng dục nhiều, vọng tưởng nhiều, không dễ dàng an định. Không ăn thịt thời ham muốn ít, cho là đủ, không có vọng tưởng gì nhiều, khí huyết thanh thuần, không bị ô trọc. Trong thịt có chứa nhiều chất độc, bởi nó xuất sanh từ nơi ô uế, cho nên người ăn thịt không dễ dàng trì giới, không dễ dàng khai mở trí tuệ, không dễ dàng chứng đắc tam muội; không giữ giới thời vọng tưởng chờn vờn, rồi không giữ được qui cũ, không thể an định, đi, đứng, nằm, ngồi đều bất an. Đã không được an định thời không thể có chân chánh trí huệ. Có chân chánh trí huệ thời bất cứ vấn đề gì cũng không xảy ra. Ăn thịt là đi vào con đường ngu si, không ăn thịt thời đi trên con đường trí tuệ. Chỗ không đồng là ở đây.Ai muốn có chân chánh trí huệ, thời ít ham muốn, dễ cho là đủ. Nếu ăn nhiều thịt, đem thịt của chính mình và thịt heo lập thành công ty hữu hạn, tương laii không biến thành heo thời là chuyện lạ đấy! Ăn nhiều thịt bò thời thành công ty hữu hạn thịt bò. Chỗ nào cũng thịt bò tương lai có khả năng biến thành bò. Cho đến ăn thịt chó biến thành chó. Ăn thịt chuột biến thành chuột. Quí vị ăn thịt gì, thân thể của quí vị bởi nhân duyên nầy nên sanh tồn, lâu dần lâu dần, sẽ biến thành giống đó. Bởi trong thân thể quí vị có khí huyết của heo, có khí huyết của bò. Huyết đó sẽ biến thành huyết, khí đó biến thành khí, thịt đó cũng biến thành thịt. Người có trí phải nghĩ kỷ điều nầy! 

Nghiệp Báo Sát Sanh Khó Tránh Được

Bài thuyết pháp ngày 27 tháng Mười năm 1990 tại Grenoble, Pháp. Nếu quý vị không tin nhân quả thì khi đến phiên quý vị đi thọ nghiệp, quý vị khó mà tránh được nghiệp cho dù có muốn tránh. Các vị Thiện tri thức! Quả báo nghê gớm nhất trên thế gian là quả báo của sát sanh. Sáng nay một người đàn ông Việt Nam đem hai đứa con trai đến gặp tôi. Ông ấy nói hai người con của ông bị bệnh và nhờ tôi giúp đỡ để cuộc sống hai người con của ông được dễ dàng hơn. Khi thấy hai đứa nhỏ có chướng bệnh tâm thần, tôi hỏi ông ta có khi nào sát sanh không. Người mẹ của hai trẻ đáp là bà ta thì không có. Tuy nhiên sau một lúc nói chuyện, cha mẹ hai em cho biết là sau khi họ đốn một cái cây lớn trước nhà, họ nhìn thấy hai con rắn bò xuống lổ trống của nơi cây bị đốn. Hai người họ bèn đổ nuớc sôi xuống đó để giết hai con rắn. Sau khi đó một người con của họ tự nhốt mình lại trong phòng và trở nên điên khùng khi ra khỏi phòng vài ngày sau. Người con thứ hai cũng bị điên luôn. Cha mẹ hai em hy vọng tôi có thể giúp được điều gì đó về vấn đề này. Sự điên khùng của hai người con họ là do sát sanh mà ra. Quý vị thấy người đàn ông đó quá tàn nhẫn không? Ông ta hoàn toàn không có lòng từ bi. Ngay cả khi hai con rắn đã bò xuống hố, ông ấy vẫn muốn giết chúng bằng nước sôi. Hai con rắn đó vốn là anh em, cho nên sau khi chúng bị luộc bằng nước sôi đến chết, hai người anh em kia bị mất trí.Quả báo nghiêm trọng nhất trên đời là quả báo của sát sanh. Quả báo sát sanh nặng hơn tất cả các nghiệp báo khác. Sát hại lẫn nhau để báo thù là chuyện bi thảm nhất trên thế gian, nó đã gây ra chiến tranh giửa các quốc gia, khiến người ta gây ra sát nghiệp càng lúc càng nặng nề hơn, chém giết nhau không ngừng nghỉ. Tôi có gặp một đứa bé sáu hay bảy tuổi ở thành phố Los Angeles, nó không biết nói và cũng không biết làm gì cả. Cha nó lúc nào cũng phải bồng nó. Đó là vì quả báo của đứa bé trong quá khứ đã đi săn quá nhiều. Kiếp trước nó đã giết chết một con tinh chuột trắng và bây giờ hồn ma của con tinh chuột trắng đó cứ gặm cắn vào cổ họng đứa bé khiến nó bị câm và đần độn. Đây là một tấm gương đương thời từ thành phố Los Angeles.Có một người phụ nữ ở Hồng-Kông là cô Tạ, cô rất thích ăn tôm, cua và tôm hùm. Cô sanh ra một đứa bé trai bây giờ đã hơn mười tuổi nhưng nó chỉ biết bò ngang như là con cua vậy. Đây là một trường hợp của quả báo ngay trong đời này, là một thí dụ nói lên nghiệp báo sát sanh. Ở Mã Lai Á tôi có gặp một người câm. Ông này kiếp trước từng là một con gấu đen, ông không biết nói nhưng rất thông minh, lạy Phật và tu học theo Phật pháp nhưng do vì kiếp trước làm gấu đen nên hiện đời này không biết nói. Những nhân vật này đang thuyết pháp qua sự hiện diện của họ, nhưng người ta vẫn không tin và vẫn tiếp tục tạo thêm nghiệp sát. Họ không hiểu là thay vì sát sanh họ nên phóng sanh. Nếu ai ai cũng có thể giữ năm giới – không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối và không dùng chất say – thì thế giới chắc chắn sẽ hòa bình.Câu chuyện kế tiếp xảy ra vào mùa hè năm 1953 ở Hồng Kông. Lúc đó tôi đang giảng kinh Địa Tạng tại Tịnh xá Chí Liên. Vị sư cô quản lý là Pháp sư Khoan Tuệ, đệ tử của Đại Lão Hòa Thượng Hư Vân. Trước khi xuất gia sư cô không biết chữ và làm việc nấu ăn, phụ giúp trong nhà cho người ta, nhiều lúc cô phải đi mua gà vịt về và phải tự mổ xẻ nấu nướng. Có lần cô ấy mua cua và chuẩn bị nấu cho ông chủ ăn. Khi đang chuẩn bị các món ăn, một con cua dùng cái càng kẹp mạnh vào ngón tay giữa của cô mà không chịu buông ra. Cô tức giận lấy dao chặt đứt càng cua và rồi đem cua nấu làm thức ăn đem lên bàn. Quý vị đoán xem chuyện gì xảy ra sau khi con cua bị ăn? Nơi ngón tay giữa chỗ bị cua cắn, bỗng nhiên nổi lên một miếng thịt hình dáng như con cua và gây đau nhức ngày đêm không chịu nổi. Sau đó sư cô đến núi Phù Dung để lạy Đai Bi Thủy Sám. Sau bảy ngày lễ lạy, miếng thịt hình con cua nhỏ hơn một chút nhưng vẫn còn đau nhức. Khi tôi đang giảng kinh Địa Tạng, Pháp sư Khoan Tuệ đến nhờ tôi giải mối oan nghiệp này. Sau khi tôi cho con cua quy y, miếng thịt trên ngón tay của Sư Côi biến mất và không còn đau nhức nữa.Nhân quả báo ứng không bao giờ sai trật dù chỉ là một tơ hào. Chúng ta thật nên cẩn thận để không nên sát sanh. Quý vị giết nó, nó giết quý vị và sự sát hại lẫn nhau không hề ngưng. Câu chuyện trên đây là trường hợp của việc thọ báo trong đời này, ai ai cũng có thể thấy. Khi thấy điều này, chúng ta phải nên tin nhân quả là có thật. Nếu quý vị không tin vào nhân quả, nghiệp báo, thì khi đến phiên quý vị thọ nghiệp, quý vị khó mà tránh được nghiệp cho dù có muốn tránh.Điều quan trọng nhất hiện nay là trên thế gian hiện giờ đang có vô số loài quỷ nhỏ. Vì sao có rất nhiều quỷ nhỏ? Là vì có quá nhiều vụ phá thai. Những bào thai đó bị giết chết trước khi phát triển thành hình dáng con người. Lòng hận thù của các con quỷ nhỏ này thật sâu đậm cho nên giới luật không sát sanh và nên phóng sanh bao gồm cả việc không phá thai. Thật không dễ mà thoát khỏi các loài quỷ nhỏ này nên có câu là “Diêm Vương dễ gặp nhưng tiểu quỷ thì khó đối phó.” Tất cả mọi người nên ghi nhớ điểm này. Hiện nay trên thế giới tại các quốc gia, có nhiều quỷ nhỏ (tiểu quỷ) hơn là quỷ lớn (đại quỷ) và có nhiều quỷ lớn (đại quỷ) hơn là quỷ già (lão quỷ). Vần đề thật là nghiêm trọng. Chúng ta nên biết tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, đều có thể thành Phật. Quý vị cũng nên biết tất cả chúng sanh đều có Bồ Tát tánh và đều có thể thành Bồ Tát. Tất cả chúng sanh đều có A La Hán tánh và có thể thành A La Hán. Tất cả chúng sanh đều có Duyên Giác tánh và có thể thành Duyên Giác. Tất cả chúng sanh đều có Thiên tánh và có thể sanh lên cõi trời. Tất cả chúng sanh đều có nhân tánh và có thể làm người. Tất cả chúng sanh đều có A-tu-la tánh và có thể thành A-tu-la. Tất cả chúng sanh đều có quỷ tánh, đều có thể thành quỷ. Nếu quý vị làm việc quỷ thì quý vị là quỷ. Nếu qúy vị cứ tiếp tục làm những việc của loài thú thì quý vị là thú vật. Tất cả chúng sanh đều có tánh của chúng sanh trong địa ngục. Nếu quý vị cứ trồng nhân vào địa ngục thì sớm muộn gì quý vị cũng đọa vào địa ngục. Bất kề trồng nhân gì, quý vị sẽ nhận lấy quả đó. Tuyệt đối không bao giờ sai sót.Hỏi: Theo các học thuyết của Phật giáo Nguyên thủy, thân trung ấm (linh hồn hoặc thần thức sau khi lìa khỏi xác) thì ngay lập tức được tái sinh. Nhưng Kinh Đại thừa nói rằng có thể trải qua từ bảy ngày đến bốn mươi chín ngày thì mới đi đầu thai.Trả lời: Thời gian cần thiết cho thân trung ấm được tái sinh thì không cố định. Một số thân trung ấm không nhất thiết sẽ được tái sinh dù cả sau nhiều đại kiếp, trong khi một số thân trung ấm khác có thể được tái sinh ngay lập tức. Điều này không cố định.Hỏi: Con người từ đâu đến? Làm thế nào mà có nhiều người đến như vậy?Trả lời: Con người đến từ đâu à? Khi con người chết đi, họ không thể được tái sinh thành người. Một số có thể trở thành gà, chó hoặc các động vật khác. Tất cả các chúng sanh được phân loại sinh ra từ thai sanh, từ noãn sanh, từ thấp sanh hoặc từ biến hóa sanh. Tùy theo nghiệp báo của họ, họ đi về phía đông hoặc phía tây. Điều này giống như một người đột nhiên đến nước Bỉ, và sau đó từ nước Bỉ đi đến nước Trung Hoa. Không có gì là cố định. Biết những vấn đề này không nhất thiết hữu ích cho sự tu hành.Hỏi: Con thường cảm thấy bất an cả về thể chất lẫn tinh thần, ngồi cũng bất an, đứng cũng bất an. Con nên làm gì?Trả lời: Thành tâm niệm Chú Đại Bi và Bồ Tát Quán Thế Âm, và đừng nói dối.Hỏi: Trong thiền, người ta tham cứu câu thoại đầu ”Niệm Phật là Ai?” “Ai đang niệm Phật?”. Chúng ta nên bắt đầu tham cứu như thế nào? Chúng ta nên dụng công như thế nào ?Trả lời: Để tham cứu câu thoại đầu ”Niệm Phật là Ai?” “Ai đang niệm Phật?”, quý vị cần phải tham cứu khảo sát câu thoại đầu. Quý vị không hỏi mà cần tham cứu câu thoại đầu. Giống như dùng một mũi khoan để khoan một cái lỗ. Khi quý vị khoan xuyên qua được, thì quý vị sẽ thấu hiểu rõ ràng. Trước khi quý vị khoan xuyên qua, quý vị có thể hỏi về câu thoại đầu, nhưng quý vị không thấu hiểu rõ ràng. Đây là Pháp môn “Ngôn ngữ đạo đoạn. Tâm hành xứ diệt” (Dứt đường ngôn ngữ, Diệt chốn tâm hành). Có muốn nói ra cũng không diễn bày được. Những điều người khác nói với quý vị, đều chỉ là giả.Hỏi: Khi ai đó la mắng con, có hai lý do có thể xảy ra. Một là con đã la mắng người đó trong kiếp trước, nên trong kiếp này người đó la mắng con. Hai là người đó đang gieo trồng một nhân xấu. Vậy con nên nghĩ về điều này như thế nào?Trả lời: Quý vị có thể coi đó là quả báo của chính mình, nhưng quý vị không nên nghĩ người khác đang tạo một nhân xấu. Nếu quý vị nghĩ người khác đang tạo một nhân xấu, thì nhân xấu của quý vị sẽ tăng trưởng. Ngay cả khi người khác đang tạo một nhân xấu, cũng đừng nên nghĩ như thế. Nếu quý vị nghĩ người khác đang tạo một nhân xấu, thì chính quý vị đang tạo một nhân xấu, vì vậy đó không phải là một cách tốt để đối phó. Nếu không nghĩ như vậy, thì không có vấn đề gì.Hỏi: Tụng Lục Tự Chân Ngôn (2) thì có vô lượng công đức và có một vị Bồ Tát thất địa (địa thứ bảy) trụ trong thân mình. Điều này có nghĩa là gì?Trả lời: Không những có vô lượng công đức trong việc tụng Lục Tự Chân Ngôn mà cũng có vô lượng công đức trong việc không nói dối , có vô lượng công đức trong việc không tranh, có vô lượng công đức trong việc không tham, có vô lượng công đức trong việc không cầu, có vô lượng công đức trong việc không ích kỷ, và có vô lượng công đức trong việc không tự lợi. Tuy nhiên, mặc dù có công đức, ta không nên bám chấp vào việc có công đức. “Phàm những gì có tướng đều là hư vọng. Nếu thấy các tướng chẳng phải tướng tức thấy Như Lai.” [Kinh Kim Cang]. Tu đạo thì không nên bận tâm đến việc có bao nhiêu công đức. Nếu quý vị luôn luôn tính đếm công đức của mình, thì giống như tích trữ tiền trong ngân hang, càng tích trữ nhiều, thì càng có nhiều vọng tưởng. Tu hành thì chỉ tu hành. Nhiều công đức thì vẫn cần phải tu hành. Và nếu không có công đức thì càng cần phải tu hành nhiều hơn nữa. Tụng kinh trì chú là để thanh lọc tâm trí. Nếu làm trong tâm không có vọng tưởng, thì có công đức vô lượng. Không nóng tánh thì có công đức vô lượng. Không bao giờ tức giận, không bao giờ mất bình tĩnh, không tranh cãi hoặc đấu tranh với mọi người thì có công đức vô lượng.Hỏi: Làm thế nào chúng ta có thể diệt trừ ba độc: tham, sân, si?Trả lời: Những người đã xuất gia [tăng ni] đang làm công việc diệt trừ tham, sân, si mỗi ngày. Quý vị chưa xuất gia, mà lại hy vọng sẽ diệt trừ tham, sân, si cùng một lúc hay sao? Nếu quý vị thực sự muốn làm điều đó, quý vị có thể học giống như Cư Sĩ Bàng (Long Uẩn) đổ tất cả các châu báu quý giá trong nhà xuống biển. Quý vị có thể làm được điều đó không?Hỏi: Một người độc thân có thể làm điều đó, nhưng một người có gia đình thì không thể. Làm thế nào mà đem đổ vật quý giá xuống biển lại là giúp người?Trả lời: Quý vị nghi ngờ về việc Cư Sĩ Bàng (Long Uẩn) chứng Đạo. Cư Sĩ Bàng (Long Uẩn) vô cùng ngu ngốc. Vì vậy mà ông ta có thể chứng Đạo. Còn quý vị thì quá thông minh.
Ghi chú:(1) Nguyên văn Hoa ngữ:「言語道斷,心行處 滅」“Ngôn ngữ đạo đoạn. Tâm hành xứ diệt” (2) Lục Tự Chân Ngôn hay còn gọi là Chú Lục Tự Đại Minh (Lục Tự Đại Minh Chú) – Án Ma Ni Bát Mê Hồng

Khuyên giải những kẻ chuyên lấy việc giết gà giết vịt làm kế sinh nhai

Hỏi: Có pháp môn gì, phương tiện gì để khuyên giải những kẻ chuyên lấy việc giết gà giết vịt làm kế sinh nhai?Ðáp: Phàm lẽ, hễ xưa trót tạo tội, nay đã biết lỗi lầm thì phải lo sửa đổi, không nên tái phạm. Có câu rằng:Có tội mà biết sửa,
Tội liền biến thành không.
Chư Bồ-tát không thấy chúng sanh có tội lỗi. Chính mình phải tự nguyện thọ trì Giới Luật. Chư Phật và chư Bồ-tát tuyệt đối chẳng bao giờ bày mưu thiết kế gây hại cho chúng sanh, làm chúng ta đọa địa ngục cả. Khi xưa nếu bạn đã phạm Ngũ Giới, nay đừng tái phạm nữa là đủ:Những việc mình làm từ xưa,
Xem như đã chết theo ngày hôm qua.
Giờ đây những việc mình làm,
Thuộc về đời mới kể từ hôm nay!
Có người giải thích chữ nhục 肉, nghĩa là thịt, như sau:Chính chúng sanh lại ăn thịt chúng sanh,
Ngẫm ra cho kỹ là người ăn người !
Tại sao nhất định phải dựa vào việc sát sanh để duy trì sự sống của mình chứ?

Phụ Lục:

 

Vô Lượng Tai Ương Nạn Ách Đều Do Nghiệp Sát Tạo Thành

Hòa Thượng Tuyên Hóa viết tựa trong sách Thủy Kính Hồi Thiên LụcThủ bút Phần tựa Thủy Kính Hồi Thiên của Hòa Thượng Tuyên HóaChúng ta hãy lắng lòng nhìn kỹ mà xem, khắp tam thiên đại thiên thế giới ngày nay, ác nghiệp dẫy đầy, các quốc gia tàn sát nhau dẫn đến chiến tranh thế giới; nhà nhà giết hại lẫn nhau dẫn đến chiến tranh làng xóm, người người giết hại lẫn nhau tạo nên chiến tranh giữa mình và người; tự mình giết hại bản thân mình tạo thành chiến tranh trong tâm tánh; cho đến hư không cùng hư không giết hại nhau, nước cùng nước giết hại nhau, tạo thành các loại chiến tranh hữu hình và vô hình… Ôi! Thật là khổ đau và buồn thương vô hạn!Vô lượng tai ương nạn ách đều do nghiệp sát tạo thành. Chúng ta nếu không kịp thời tỉnh thức ngăn chặn nguyên nhân sát sanh, duyên do sát sanh, phương pháp sát sanh, cùng nghiệp sát sanh, thì khó mà chuyển đổi được tai ách để được an lạc.Tai ương ách nạn là do sát nghiệp sanh ra, sát nghiệp là do tâm sanh ra; nếu tâm không sanh lòng giết hại, lòng trộm cướp, lòng tà dâm, lòng nói dối, lòng uống rượu mà lại nghiêm trì năm giới, siêng tu tam vô lậu học (giới, định, huệ), thì tất cả ác nghiệp liền được tiêu trừ. Khi đó thì “bổn lai diện mục” không khó nhận thức, “bổn hữu trí huệ” tất tự nhiên hiện tiền. Cảnh vật ở nơi này kỳ diệu biết bao không nơi nào có được. “Bổn địa phong quang” có lý thú kỳ diệu riêng mà ý vị thật vô cùng tận! Chúng ta nếu muốn được thưởng thức cái ý vị đó thì phải phát khởi lòng hướng thiện, gạn lọc tâm tính, phát tâm đại tinh tấn dõng mãnh, lập chí tiến tu nguyện thành đạo quả, để cứu độ nhân sinh cùng tới được bờ bên kia, cùng các bậc thiện nhân cao thượng vui vầy một chỗ, mãi mãi được bầu bạn cùng các bậc Bồ Tát bất thối. Cho nên, tôi viết quyển “Thủy Kính Hồi Thiên Lục” là vì mục đích này!Tuy nhiên, nói thì dễ nhưng làm lại rất khó, nguyên nhân là do đâu ? Là bởi, chúng sanh trên bước đường tu tập điều thiện, dù được ân cần chỉ dạy năm lần bảy luợt, họ vẫn không thực hành theo; nếu gặp ác duyên, thì niệm niệm tăng trưởng, không ai dạy cho cũng tự biết làm! Kẻ lầm đường lạc lối mà biết quay lại thật ít lắm thay! Thế thì, có khác nào “ánh trăng đáy nước, bóng hoa trong gương,” tuy có ảnh mà không hình. Đây chính gọi là sự hy vọng vào việc không thể hy vọng, sự thành tựu việc không thể thành tựu, cho nên nói rằng: “Thủy Kính Hồi Thiên” là thế đấy ! Ngày 17 tháng 11, năm Nhâm Thìn (1952), ngày Di Đà Đản SanhAn Từ cẩn chíChú thích:An Từ là pháp danh của Hòa thượng Tuyên Hóa.  

Chúng Ta Nên Giữ Giới Không Giết Hại Và Thực Hành Hạnh Phóng Sanh

Trích bài giảng “Giải thích lý do viết ‘Thủy Kính Hồi Thiên Lục’ bằng văn Bạch Thoại” của Hòa Thượng Tuyên Hóa ngày 1 tháng 10 năm 1988 tại Kim Sơn Thánh Tự trong sách Thủy Kính Hồi Thiên LụcChiến tranh trong tâm, dẫn đến chiến tranh giữa các gia đình, giữa các quốc gia. Vì có nghiệp sát như thế, nên thân làm nguyên thủ lãnh đạo quốc gia, ví dụ như làm quốc vương, tổng thống, hoàng đế sẽ đi gây chiến với nước khác. Vì giành đất mà gây chiến, sẽ giết người đầy đồng; vì tranh thành mà gây chiến, sẽ giết người ngập thành. Muốn giết thì phải có cách giết, thế là phóng ra một số khí độc, bom nguyên tử cũng có độc, bom khinh khí cũng có độc, cho đến hiện tại chế tạo ra hỏa tiễn, đạn đạo tầm xa cũng đều có một luồng khí độc, luồng khí độc nầy đầy cả hư không, khiến cho giữa hư không và hư không có sự hủy diệt lẫn nhau. Hư không kia của anh muốn chiếm hữu hư không này của tôi, hư không này của tôi cũng muốn nuốt chửng hư không kia của anh. Giữa nước với nhau cũng có sự tương sát, nước tương sát như thế nào? Anh nhả khí độc vào trong biển, muốn giết hại người bên phía chúng tôi, người khác cũng thả độc vào nước, đôi bên đều thải ra chất độc hóa học, khiến cơ thể con người hít phải độc tố, mắc phải bệnh kỳ lạ không thể trị được. Những chất độc mang tính cảm nhiễm ngấm ngầm nầy đều rất đáng sợ, làm ô nhiễm không khí, ô nhiễm trái đất, nước cũng bị ô nhiễm, trên đất liền, dưới biển cả, trong hư không không nơi nào an toàn cả. Tai kiếp nầy vô cùng thảm khốc, cho nên nói “thảm thay, đau thay!” Thật là đáng sợ thay!Nếu muốn vãn hồi tai kiếp nầy, muốn xoay chuyển lại ý trời, cứu vãn tất cả tai nạn, bệnh tật, vô hình trung khiến những điều trên không sanh khởi thì con người chúng ta nên giữ giới không giết hại và thực hành hạnh phóng sanh. Vì tất cả chiến tranh đều từ giết hại sanh mạng mà ra. Tại sao nẩy sanh ra hành động giết hại sanh mạng ? Vì khởi lên niệm giết hại, nếu không có niệm giết hại thì duyên giết hại, phương pháp giết hại và nghiệp giết hại cũng tự nhiên không có, dẫn đến không có tất cả những tai kiếp.Vì vậy mà con người phải giữ gìn năm giới:Không giết hại, ngay cả ý niệm giết hại cũng không có.Không trộm cắp, ý niệm trộm cắp cũng không khởi.Không tà dâm, không khởi lên ý niệm tà dâm. “Vạn điều ác dâm đứng đầu, trăm điều lành hiếu trước tiên” lại nói “vạn điều ác dâm đứng đầu, con đường chết không thể đi”. Qúy vị mượn người ta bao nhiêu, sẽ phải trả lại bấy nhiêu, quả báo một mảy may chẳng sót.Không nói dối, quý vị không thể luôn nói dối để dối gạt người, ngay cả ý niệm nói dối cũng không nên có.Không uống rượu, cũng không nên khởi ý niệm uống rượu; uống rượu nhiều sẽ cuồng loạn tâm tánh, cuồng loạn tâm tánh sẽ gây ra rất nhiều việc trái với bổn phận, vượt ra ngoài đạo lý, không hợp phép tắc; cho nên phải kiêng bỏ uống rượu.Quý vị có thể nghiêm trì năm giới, lại có thể thực hành mười điều thiện, đây chính là việc làm có thể tiêu diệt tai kiếp ác nạn trên thế gian; cho nên đang trong thời gian phòng ngừa tai họa, chúng ta nên hành trì năm giới; nếu ai cũng giữ gìn năm giới thì thế giới sẽ thái bình, con người không còn gặp phải tai nạn nữa.Kiếp nạn lớn vốn là ý trời, muốn cứu vãn tai kiếp lớn chính là hồi thiên, quý vị có cách có thể xoay chuyển lại ý trời, mọi người đều sẽ được an lạc; mọi người an lạc, thế giới sẽ không còn chiến tranh. Kiếp nạn lớn là do sát sanh quá nhiều mà có; quý vị thấy con người chúng ta mỗi ngày giết bao nhiêu bò, dê, heo? Cho nên ngay cả tâm giết hại đều phải không có, phải thọ trì năm giới, chuyên cần tu tập ba môn học Giới, Định, Huệ. Cái gì gọi là Giới? Giới chính là không làm các điều ác, chuyên hành các điều thiện; Định là không làm việc không chánh đáng; Huệ chính là có trí huệ. Vì sao làm ác? Vì không giữ giới luật; nếu có thể giữ giới luật “không làm các điều ác, chuyên hành các việc lành”, tự nhiên sẽ thành tựu được thiện nghiệp. Cho nên muốn tiêu diệt tất cả các tai kiếp, tất phải trừ bỏ niệm giết hại, trộm cắp, dâm dục, vọng ngữ và uống rượu, thì mới có thể nhận thức được mặt mũi xưa nay của quý vị.Mặt mũi xưa nay của quý vị là cái gì? Chính là “Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh và đều có thể làm Phật”. Quý vị có thể nhận thức được Phật tánh của mình, tương lai nhất định sẽ thành Phật; trí tuệ thông minh vốn có của mình sẽ tự hiển bày, thấy được bổn địa phong quang. Bổn địa phong quang chính là nơi quý vị đã từng đến, cũng chính là đến được với Phật tánh của quý vị, Phật tánh vô cùng kỳ diệu, ý vị vô cùng. Chúng ta muốn thử làm thì đầu tiên phải như thế nào? Phải thanh tịnh ý chí, tâm tánh, hồi tâm hướng thiện, cải ác làm lành; lại còn phải tinh tiến dũng mãnh, phát tâm bồ đề, lập chí tu hành, thành tựu đạo quả, đây chính là một cách thức tốt.Chúng ta còn phải rộng độ chúng sanh, độ mình độ người, giác mình giác người, lợi mình lợi người, nếu có ai chưa lìa khổ được vui thì là chúng ta chưa làm hết trách nhiệm của mình; mọi người cùng nhau liễu thoát sanh tử, lìa khổ được vui, đồng đến bờ giác, cùng chư thượng thiện nhân vui hợp một chỗ, Bồ tát bất thoái luôn làm bạn của chúng ta.  

Loài Vật Cho Bữa Ăn Tối: Một Câu Chuyện Về Nghiệp Báo

Ronald EpsteinDịch từ bài viết Animals for Dinner: A Karmic Tale Hầu như mỗi ngày, bà người Mỹ gốc Hoa lớn tuổi ấy đều đến ngôi chùa ở San Francisco, vội vàng lễ Phật, đốt nhang, cúng dường thực phẩm trên bàn thờ, quét dọn chung quanh chùa rồi hấp tấp ra về. Sau khi quan sát thông lệ này qua nhiều năm và khi bắt đầu biết bà nhiều hơn một chút, một ngày nọ tôi mới ngỏ lời khen bà về lòng mộ đạo và sự thành tâm của bà.“Ồ không phải đâu, không phải đâu!”, bà trả lời. “Ông không biết chứ vợ chồng chúng tôi có cơ sở làm ăn ghê sợ lắm. Vị sư ở đây, là người thầy tâm linh của chúng tôi, đã nói với tôi là chúng tôi nên bán cơ sở làm ăn này đi nếu không thì sẽ phải gặp quả báo ghê gớm, nhưng chúng tôi cũng chưa thể nào rời bỏ cơ sở làm ăn này được. Tôi chỉ cố gắng làm chút ít công đức nhưng tôi biết là vẫn chưa đủ.”Rồi sau đó tôi mới biết vợ chồng bà làm chủ một cửa hàng đặc sản nổi tiếng về gà vịt quay ở khu phố Tàu. Họ đã phát tài với công thức nấu nướng đặc biệt có việc giết tươi các con vật ngay trước khi đưa chúng vào ngọn lửa nướng, cho nên thịt chúng đặc biệt tươi và ngon ngọt hơn.Chỉ một vài tuần sau cuộc trò chuyện đó, ngôi nhà sang trọng của họ tại khu vực Marina (gần biển) đã bị bốc cháy trong đêm khuya. Các ổ khóa cửa chính và song sắt cửa sổ vốn được gắn để bảo vệ chủ nhà và tài sản quý giá của họ đã làm chậm buớc tiến của đội cứu hoả. Những người lính cứu hỏa đã tìm thấy hai vợ chồng tụm vào nhau ở phía sau căn nhà và bị nướng đến chết. Trận hỏa hoạn chết người 13 năm về trước cho thấy rõ ràng, đối với những người theo đạo Phật, hệ thống nhân và quả gọi là nghiệp báo.Phật giáo, tôn giáo lớn nhất ở Trung Hoa, được hiện diện rõ nét trong cộng đồng người Mỹ gốc Hoa tại San Francisco. Giáo lý căn bản của Đạo Phật dạy nên tôn trọng tất cả sanh mạng và tôn trọng hệ thống đạo đức dựa trên tương quan nhân quả giữa hành động của cá nhân và những điều trải qua sau này.Mặc dù các thương gia ở phố Tàu tham gia giết hại loài vật sống đã cố gắng dùng nền tảng văn hóa của họ để bào chữa cho việc làm của họ, nhưng họ chỉ trình bày quan điểm một chiều. Trung Hoa vốn có một truyền thống văn hóa lâu đời về quyền của loài vật, truyền thống đó trên căn bản là truyền thống của Phật giáo nhưng không nhất thiết là chỉ riêng của Phật giáo. Vì vậy việc giết hại các loài vật cũng thật ghê tởm đối với rất nhiều người Hoa và người Mỹ gốc Hoa. Thật vậy, đã có rất nhiều người đến gặp riêng tôi và nhờ tôi trình bày quan điểm của họ một cách công khai. Vấn đề căn bản trong việc giết hại các loài vật là làm sao chúng ta có thể biện hộ cho hành động tạo nên đau đớn khổ sở tột cùng như vậy. Các lập luận truyền thống của Phương Tây cho rằng loài vật không thật sự bị khổ đau vì chúng không có linh hồn. Lập luận này hoàn toàn khác ngược với những kinh nghiệm bản thân của chúng ta với loài vật nên rất ít người thật sự tin vào lý luận đó.Theo truyền thống Phật giáo Trung Hoa thì ngay cả những hình thức loài vật thô sơ nhất cũng có nhận thức, cảm biết đau đớn, và có tiềm năng để giác ngộ trong tương lai. Nếu chúng ta hành hạ chúng và không tôn trọng quyền sống trọn cuộc đời tự nhiên của chúng thì chúng ta sẽ thọ nhận hậu quả nghiệp báo đau khổ.Sự hiểu biết nhiều nền văn hóa là điều thiết yếu cho sự sống hòa hợp trong cộng đồng chúng ta. Tuy nhiên, những người đồ tể sát hại loài vật tươi sống ở phố Tàu cần nhận thức rằng một thành tố quan trọng trong nền văn hoá của họ cũng bài bác việc làm của họ. Một vị thánh nhân Trung Hoa có viết:Tất cả chúng sanh – loài người hay loài vậtĐều muốn sống và sợ chếtĐều sợ nhất là lưỡi dao người đồ tểChém cắt thân thể ra từng mảnh nhỏThay vì tàn nhẫn và độc ác,Tại sao không ngưng giết hại và trân quý mạng sống?   

Một Quan Điểm Phật Giáo Về Quyền Của Loài Vật

Ronald Epstein-Đại Học Pháp Giới Phật Giáo và Đại Học San FranciscoDựa vào bài tham luận tại “Hội Thảo Quyền Của Loài Vật Và Mối Quan Hệ Nhân Bản Của Chúng Ta Đối Với Sinh Quyển” tại Đại Học San Francisco từ ngày 29 tháng 3 đến 1 tháng 4, 1990 Tin Tức Tôi muốn kể lại với quý vị hai ví dụ đặc biệt về loài vật hành động với nhiều nhân tính hơn hầu hết loài người chúng ta. Quan điểm của tôi không phải cho rằng loài vật là nhân đạo hơn loài người, nhưng cho thấy có bằng cớ rõ ràng rằng loài vật có thể hành động theo những phương cách không phù hợp một số định kiến rập khuôn của Tây phương dành sẵn về các khả năng của chúng.Cách nay mười lăm năm có một bài báo của Assocated Press với câu chuyện từ một ngôi làng đánh cá phía Bắc Nhật Bản. Nhiều người từ một chiếc tàu đánh cá bị trôi dạt trong một trận bão xa ngoài khơi. Ba ngày sau một người phụ nữ được tìm thấy sống sót tại một bờ biển gần ngôi làng của bà. Vào lúc đó, thấp thoáng một con rùa biển khổng lồ đang bơi xa khỏi bờ. Người phụ nữ nói rằng khi bà ta sắp bị chết đuối thì con rùa đã đến cứu bà và chở bà trên lưng nó suốt ba ngày để đến chỗ người ta tìm thấy bà.Vào tháng 2 năm nay, cũng theo báo Associated Press một người bị trôi dạt giữa biển được cứu bởi một con cá đuối gai độc khổng lồ. Người đàn ông nói rằng ông đã cởi trên lưng con cá đuối gai độc nầy suốt 450 dặm sau khi thuyền ông ta bị lật ba tuần trước đó, hôm qua đài phát thanh cũng có tường thuật vụ này.Đài phát thanh Vanuatu nói rằng Lottie Stevens 18 tuổi trôi vào New Caladonia vào ngày thứ Tư. Đài nói rằng thuyền của Steven bị lật vào ngày 15 tháng 1 khi anh ta và một người bạn đang đi thuyền câu cá.Đài phát thanh Vanuatu tường thuật lại là người bạn bị chết sau 4 ngày trôi theo con thuyền bị lật, Stevens đã quyết định cố gắng bơi đến chỗ an toàn. Đài phát thanh nói rằng trong vùng đó có nhiều cá mập, nhưng một con cá đuối gai độc đã đến cứu Stevens và chở anh Stevens trên lưng nó 13 ngày đêm đến New Caladonia ((AP, San Francisco Chroncicle, Feb. 8, 1990). Những Đạo Lý Phật Giáo Căn Bản Không giống truyền thống Thiên Chúa Giáo Do Thái, Phật Giáo xác nhận sự nhất thể của tất cả chúng sanh, tất cả đều có Phật tánh bình đẳng, và tất cả đều có tiềm năng thành Phật, có nghĩa là trở thành giác ngộ viên mãn. Trong các loại chúng sanh, không có công dân hạng hai. Theo giáo pháp Phật Giáo, loài người không có một chỗ ưu tiên đặc biệt hơn các loài có đời sống khác. Thế giới không được đặc biệt tạo ra cho lợi ích và khoái lạc của loài người. Hơn nữa, trong một số trường hợp tùy theo nghiệp của họ, con người có thể tái sanh làm người và loài vật có thể tái sanh làm người. Trong Phật Giáo điều hướng dẫn căn bán nhất về hành vi là ahimsa (không gây hại) – ngăn cấm gây hại và/hoặc chết cho bất cứ chúng sanh nào. Tại sao người ta không nên giết hại? Bởi vì tất cả chúng sanh đều có sanh mạng, chúng sanh đều yêu quý sanh mạng và không muốn chết. Ngay cả những sinh vật nhỏ nhất, như con muỗi, khi nó đến gần để cắn bạn, nhưng sẽ bay đi chỗ khác nếu bạn làm một cử động nhỏ. Tại sao nó lại bay đi chỗ khác? Bởi vì nó sợ chết. Nó nghĩ rằng nếu nó uống máu bạn, bạn sẽ giết nó …. Chúng ta nên nuôi dưỡng tư tưởng từ bi. Bởi vì chúng ta muốn sống, chúng ta không nên giết những chúng sanh khác. Hơn nữa, nghiệp giết hại được hiểu là gốc rễ của tất cả đau khổ và là nhân căn bản của bệnh tật, chiến tranh; và động lực giết hại được chỉ danh rõ ràng là giống với ma quỷ. Lý tưởng cao nhất và phổ cập nhất của Phật Giáo là làm việc không ngừng nghỉ để vĩnh viễn chấm dứt sự đau khổ của tất cả chúng sanh, không phải chỉ riêng loài người. Vài Ví Dụ Đức Phật trong một kiếp quá khứ tái sanh làm một con nai chúa. Ngài đề nghị dùng sanh mạng của chính ngài để thế mạng cho một con nai cái đang có thai sắp sanh. Trong một kiếp trước khác, Đức Phật đã hy sinh thân mạng của chính mình để cứu sống một con cọp cái và hai con cọp con đang đói, bị mắc kẹt trong tuyết. Ngài lý luận rằng cứu ba sanh mang vẫn tốt hơn chỉ giữ lấy sanh mạng của chính mình. Thà mất thân mạng của mình vẫn tốt hơn là giết một chúng sanh khác.Những truyện chọn lọc dưới đây là từ quyển Đại Trí Độ Luận: Giá Trị Tương Đối Của Đời Sống Con Người Và Giới LuậtCâu Hỏi: Nếu không phải trường hợp bản thân bị tấn công, thì ý tưởng giết hại có thể yên nghỉ. Tuy nhiên nếu bị tấn công, bị sức manh chế ngự, và nếu lúc đó bị áp lực, người ta nên làm gì?Trả lời: Nên cân nhắc tầm quan trọng tương đối (của các giải pháp). Nếu người nào đó sắp bị tước đoạt sanh mang, người đó đầu tiên nên cân nhắc là lợi ích do việc giữ giới là quan trọng hơn hay lợi ích do việc giữ sanh mạng của mình là quan trọng hơn, và việc phá giới tạo nên sự thiệt hại hay sự hủy hoại thân thể tạo nên sự thiệt hại.Sau khi quán chiếu theo cách này người đó nhận thức được rằng việc duy trì giới luật là rất quan trọng và việc giữ đời sống sanh mạng là [tương đối] không quan trong.Nếu trong việc tránh [sự hủy hoại] như thế chỉ [có thể thành công] trong việc duy trì cơ thể người đó, [thì] được [lợi ích] gì với cơ thể đó? Thân này là đống bọt của già nua, bệnh tật và chết. Nó sẽ hư hoại không cách nào tránh khỏi. Nếu, [tuy nhiên], vì việc giữ giới, người đó mất thân mạng, ích lợi thật vô cùng to lớn.Hơn nữa, người đó [nên] suy nghĩ [rằng]: Từ quá khứ cho đến nay, tôi đã mất sanh mang vô số lần. Có lúc tôi tái sanh làm tên cướp ác độc, hay làm thú dữ mà tôi chỉ sống vì lợi lộc hoặc vì những theo đuổi thấp hèn khác. Bây giờ tôi được gặp [hoàn cảnh mà tôi có thể mất thân mạng] để giữ gìn tịnh giới. Bỏ thân này và hy sinh mạng sống để giữ gìn giới luật thì như vậy cả tỷ lần tốt hơn và [thật sự] không thể so sánh được với việc giữ gìn thân mạng của tôi [nhờ sự] vi phạm những giới cấm. Bằng cách như vậy người đó quyết định rằng mình nên bỏ đi thân mạng để bảo vệ [sự nguyên vẹn của] tịnh giới. Con Trai Người Đồ Tể và Giới Cấm Giết Hại  Ví dụ, thuở đó có một người là thánh nhập lưu (sơ quả A La Hán) (srota-aapanna) sanh vào một gia đình đồ tể. Người đó ở ngưỡng cửa tuổi trưởng thành. Mặc dầu người ta mong đợi anh sẽ tiếp tục theo nghề nghiệp của gia đình, nhưng anh không thể giết thú vật. Cha mẹ anh đưa anh một con dao và một con cừu, nhốt anh vào trong một căn phòng và nói với anh : “Nếu con không giết con cừu, chúng ta sẽ không cho con ra ngoài để thấy mặt trời, mặt trăng hay cho con thức ăn, nước uống để được sống.”Anh tự nghĩ: “Nếu tôi giết con cừu này, thì tôi sẽ [bị bắc buộc] theo nghề nghiệp này suốt đời. Làm sao tôi có thể làm tội ác đại ác này [chỉ ] vì cái thân này?” Sau đó anh cầm dao lên và tự sát. Cha mẹ của anh mở cửa để xem, thấy con cừu đang đứng cạnh anh [đang nằm] đã chết.Vào lúc đó, khi tự sát, anh được sanh lên cõi trời. Nếu người nào giống như vậy, thì đây là không màng sanh mạng [của chính mình] để giữ gìn [sự nguyên vẹn] của tịnh giới.(Bản Anh ngữ: Translation and copyright by Dharmamitra) Thực HànhNghi Lễ Phóng Sanh
là một cách thực hành của Phật Giáo để cứu súc vật, chim chóc, cá v.v… khỏi bị giết hại hay giam nhốt vĩnh viễn. Chúng được thả vào một cuộc sống mới mẻ về thể chất và tâm linh. Nghi thức này là ví dụ điển hình về giáo pháp căn bản của Phật Giáo là từ bi đối với tất cả chúng sanh.Một đệ tử của Phật phải duy trì tâm từ bi và tu hành hạnh giải thoát chúng sanh. Người đó nên quán tưởng như sau: “Tất cả chúng sanh nam đã từng là cha của tôi và tất cả chúng sanh nữ đã từng là mẹ của tôi. Không có một chúng sanh nào mà không sanh ra tôi trong những kiếp trước, vì vậy tất cả chúng sanh trong sáu nẻo đều là cha mẹ của tôi. Vì vậy, khi một người giết và ăn thịt bất cứ chúng sanh nào, người đó đã giết hại cha mẹ tôi. Thêm nữa, người đó giết hai cái thân đã từng là thân của tôi, bởi vì các yếu tố đất và nước trước đây đã từng là một phần của thân thể tôi, và các yêu tố lửa và gió đã từng là thể tánh căn bản của tôi. Vì vậy, tôi sẽ luôn tu hành hạnh giải thoát chúng sanh và trong tất cả các kiếp đều luôn tái sanh ở trong Pháp thường trụ và dạy người khác để cùng giải thoát chúng sanh”. Bất cứ khi nào vị Bồ tát thấy kẻ khác chuẩn bị giết một con vật, vị Bồ tát nên tìm một phương tiện khéo léo để cứu vớt và bảo vệ con vật đó, giải thoát nó khỏi sự đau khổ và khó khăn. (Brahma Net Sutra – Kinh Phạm Võng – quyển I trang 162).Tại Trung Hoa nghi lễ Phóng sanh rất phổ biến và được tiếp tục cho đến ngày nay. Nghi lễ này cũng được thực hành tại Hoa Kỳ tại Vạn Phật Thánh Thành ở quận hạt Mendocino và tại các trung tâm Phật Giáo khác.Ăn ChayTất cả chúng sanh – loài người hay loài vậtĐều muốn sống và sợ chếtĐều sợ nhất là lưỡi dao người đồ tểChém cắt thân thể ra từng mảnh nhỏThay vì tàn nhẫn và độc ác,Tại sao không ngưng giết hại và trân quý sự sống?(Trân Quý Sự Sống – Cherishing Life, I, 83) Trong Phật giáo luôn giữ ăn chay hoàn toàn là một điều tự nhiên và hợp lý về giới luật không giết hại. Giới Bồ Tát cũng nói rõ cấm ăn những thức ăn không phải thực vật.Một sinh viên: “….Khi ăn một tô cơm, thì đã lấy đi sinh mạng của tất cả các hạt cơm, trong khi ăn thịt chỉ lấy sanh mạng của một con vật.”Hòa Thượng Tuyên Hóa trả lời: “Trên có thể một con vật có hàng trăm ngàn, thật ra là nhiều triệu sinh vật nhỏ nhít. Những sinh vật này là những phần nhỏ của con vật trước đây. Linh hồn của con người lúc chết có thể chia chẻ ra thành nhiều con thú vật. Một người có thể trở thành mười con thú vật. Bởi vậy thú vật rất ngu si. Linh hồn của thú vật có thể chia chẻ và khi phân chia đến mức nhỏ nhất có thể trở thành một vi sinh thể hay cây cỏ. Những cảm thọ cây cỏ có lúc đó là những gì tách ra từ linh hồn của con vật lúc chết. Mặc dầu sanh mạng của một số lượng lớn cây cỏ có vẻ rất lớn, nhưng không lớn bằng một con vật hay một miếng thịt ăn trong miệng. Ví dụ như cơm: hàng chục tỉ hạt cơm không chứa nhiều sanh mạng bằng một miếng thịt. Nếu bạn mở Ngũ nhãn bạn chỉ cần nhìn sơ là biết rõ. Nếu bạn chưa mở Ngũ nhãn, dù người khác có cố gắng giải thích cho bạn thế nào đi nữa, bạn vẫn không hiểu được. Dù có giải thích cách nào đi nữa, bạn vẫn không tin, bởi vì bạn chưa từng là thảo mộc!Một ví dụ khác là mấy còn muỗi. Hàng triệu còn muỗi trên núi này có thể đơn giản là linh hồn của một người bị chuyển hoá thành những con muỗi này. Không phải linh hồn một con người chỉ chuyển thành một con muỗi. Một người có thể chuyển thành vô số con muỗi.Vào lúc chết thể tánh thay đổi, linh hồn phân tán, và những phần nhỏ nhất trở thành thảo mộc. Như vậy có sự khác biệt giữa việc ăn thực vật và ăn loài vật. Hơn nữa, thảo mộc có thọ mạng rất ngắn ngủi. Ví dụ như cỏ, sanh vào mùa xuân và chết trong vòng vài tháng. Loài vật sống lâu hơn. Nếu bạn không giết loài vật, chúng sẽ sống được nhiều năm. Cây lúa, dù điều kiện thế nào đi nữa, chỉ sống một thời gian ngắn. Như vậy, nếu bạn thật sự nhìn vào vấn đề, có nhiều yếu tố cần cứu xét, và ngay cả khoa học cũng chưa hiểu hết được.” (Buddha Root Farm, 64)Ngài Ma Ha Ca Diếp hỏi Đức Phật “tai Sao Như Lai không cho phép ăn thịt?” Đức Phật trả lời: “Bởi vì ăn thịt làm cắt đứt hạt giống từ bi.” (Cherishing Life, II 5)  NHỮNG VẤN ĐỀ HIỆN TẠI VỀ QUYỀN CỦA LOÀI VẬT THEO QUAN ĐIỂM PHẬT GIÁO Mặc dầu những hướng dẫn dưới đây để làm việc về các vấn để quyền của loài vật rõ ràng là theo giáo pháp Phật giáo, nhưng chúng hẳn nhiên không chỉ dành riêng cho Phật giáo. Niềm hy vọng của tôi đối với cuộc hội thảo này là nhiều người tham dự ở đây, bất kể quan điểm tôn giáo của họ như thế nào, sẽ hết lòng cưu mang những hướng dẫn này trong những công việc của họ trong tương lai về quyền của loài vật.1) Chúng ta nên giảm thiểu sự sợ hãi, lòng căm hờn, và các tư tưởng oán thù tạo ra do sự tra tấn và giết hại loài vật.2) Chúng ta không nên dùng đến những tình cảm tiêu cực hay bạo động. Những điều này chỉ làm cho vấn để phức tạp thêm. Các cách giải quyết thật sự đến từ sự thay đổi tâm của con người hơn là tạo ra sự đối đầu và xung đột.3) Chúng ta không nên giới hạn lòng từ bi của chúng ta đến các loài vật và những người có cùng quan điểm, mà nên nới rộng đến tất cả chúng sanh, ngay cả khi chúng ta cảm thấy rằng một số chúng sanh hoàn toàn sai trái. Từ bi nên là căn bản của tất cả các tương tác của chúng ta đối với người khác, bất kể đến quan điểm và hành động của họ trong lãnh vực quyền loài vật như thế nào đi nữa. Ghi chú của Ban Phiên Dịch Việt Ngữ VPTT:

Bên cạnh vấn để tôn trọng quyền sống của động vật, hiện nay một vấn đề khó nhận thấy hơn là vấn đề Sinh Thể Bị Biến Đổi Di Truyền (Genetically Modified Organisms – GMO). Giáo Sư Ronald Epstein đã trình bày tại Vạn Phật Thánh Thành về vấn đề này qua đề tài Buddhism and Measure H: Banning the Growing and Raising of Genetically Modified Organisms in Mendocino County, chúng tôi tạm dịch sang Việt ngữ http://www.dharmasite.net/PhatGiaovaDuLuatH.htm . Giáo Sư Epstein đã nghiên cứu nhiều về vấn đề Kỹ Thuật Di Truyền và những tai hại không lường được của kỹ thuật này, để biết thêm xin ghé thăm trang web về Kỹ Thuật Di Truyền của Giáo Sư Ronald Epstein http://online.sfsu.edu/~rone/GEessays/gedanger.htm .  

Chay Thuần Khiết và Chay Giả Mặn

Trần Do Bân Dịch từ nguyên bản Hoa Ngữ : Thí Luận Tuyên Hóa Lão Hòa Thượng Đích Phật Học Cống Hiến  đăng trên nguyệt san Vajra Bodhi Sea từ số tháng 6, 1996 đến số tháng 10, 1997. Cùng với sự gia tăng gần đây về số người ăn chay đã xuất hiện thêm những tên món ăn mới lạ như gà chay, vịt chay, chim non chay, cá chay v.v…Hòa Thượng đã nói như sau về vấn đề này:“Những người ăn chay mà lại làm đồ chay giả thịt gà, giả thịt vịt hay giả cá …, vẫn không thể quên mùi vị của thịt và luôn luôn muốn thưởng thức mùi vị này, dù cho ăn đồ giả cũng để đỡ thèm. Trong Phật Giáo nhất định phải cải thiện thói quen này; nếu không cải thiện thì dần dần sẽ không còn người xuất gia nào ăn chay nữa! Người ăn chay thì ngay cả cái tên thịt gà thịt vịt đều không nên đề cập đến, huống chi là nhìn ngó hình thù của loài súc sanh đó! Tôi hy vọng rằng mỗi Phật tử đều có được Trạch Pháp Nhãn, nhận ra nhân quả, và không bị vướng mắc trong nhân quả.”Kinh Lăng Nghiêm có chép:“Nếu nhân địa không chân thật, thì quả sẽ cong vạy.” Mặc dầu những thức ăn này là những súc sanh giả, tuy nhiên, bên trong vẫn tồn tại mối liên hệ nhân quả hết sức vi tế. Hãy xem quyển 6 của Kinh Lăng Nghiêm, trong đó Đức Phật có nói rằng: “Này A Nan, Ta cho phép Tỳ Kheo ăn năm loại thịt thanh tịnh (ngũ tịnh nhục). Nhưng thịt này thật sự là do thần lực của Ta biến hóa ra, chứ căn bản không có mạng căn. Các ông những người Bà La Môn sống trong khí hậu quá nóng và ẩm, và trong vùng đầy cát và sỏi đá như vậy, rau cải không mọc được; do đó, Ta phải giúp cho các ông bằng thần thông và lòng từ bi. Do lòng từ bi to lớn nầy, những gì các ông ăn và nếm giống như thịt và nói đó là thịt, thật ra không phải vậy. Sau khi Ta nhập diệt, làm thế nào những kẻ ăn thịt của chúng sanh lại được gọi là đệ tử của Thích Ca ?“Năm loại tịnh nhục” này chỉ là do thần thông của Đức Phật biến hóa ra; chúng vốn không có mạng căn. “Vì địa phương nơi người Bà La Môn các ông sinh sống khí hậu quá nóng và nhiều sỏi đá rau cải không sinh trưởng được do đó Ta mới “huyễn hóa tạo thành” năm loại tịnh nhục để các ông ăn” – đó cũng là trường hợp ăn ‘thịt giả’. “Vì sao sau khi Phật diệt độ, những đệ tử bất tiếu của ta đã ăn ‘thịt thật’ mà còn vọng xưng mình là để tử của Phật!.”Phật có dự ngôn là sau này sẽ có đệ tử của Phật ăn thịt thật mà còn nói rằng đó là do Phật cho phép. Ngày nay các tiệm ăn chay khắp nơi dùng “thịt chay” như là một phương tiện để tiếp dẫn người ăn thit trở thành ăn chay, nhưng như vậy họ có thể rơi vào vấn đề nhân quả “bất tịnh” vì có sự nguy hiểm trầm trọng là sau khi ăn đồ giả một thời gian, người ta muốn ăn “đồ thật”…Người ta không nên dồn năng lực vào chuyện thức ăn và đồ uống. Ăn no là đủ lắm rồi; không nên sanh tâm chấp trước vào hình dạng và mùi vị. Ngoài ra còn có vấn đề người ăn chay có ăn trứng được hay không. Hay là những kẻ ăn trứng được gọi là “người ăn chay giả mạo” và những người không ăn trứng là “ăn chay thuần khiết” ? Mặc dầu đây là câu hỏi mà mọi người đều có ý kiến riêng bởi vì “Khó cho vị quan thanh liêm phán đoán chuyện nhà, kho cho Tổ sư phán đoán chuyện tôn giáo” (Thanh quan nan đoán gia vụ sự, Tổ sử nan đoán tông giáo sự), chư Tổ và chư Tôn đức phần lớn đều có thái độ không chấp nhận về vấn đề ăn trứng. Ví dụ “Ăn trứng không thích hợp vì nó có sinh mạng và có độc.” “Ăn trứng thì không được! Những kẻ tà kiến nói: ‘Trứng không có thụ tinh thì ăn được’, Đừng có tin!” “Ăn bất cứ thứ gì có tri giác thì không được. Người ta không nên ăn trứng vì mặc dầu chúng không có tri giác nhưng chúng có sanh mạng.”Đạo tràng của Hòa Thượng Quảng Khâm, Thừa Thiên Thiền Tự có quy định rõ: “Cấm không được mang theo các loại thịt và thức ăn mặn, thuốc lá, ruợu và trứng …” Hòa Thượng Sám Công ở Chùa Liên Nhân có nói trong một buổi thuyết pháp có thâu băng là “Không được ăn trứng gà.”Và Hòa Thượng cũng có nói:Quý vị nói người ăn chay có ăn trứng thì không sao ư? Đợi đến khi quý vị [làm gà] mang thân gà, lúc đó quý vị sẽ biết đó chính là lý do, có thể lần ra manh mối trực tiếp từ việc ăn trứng gà. Một số Phật tử ăn ba loại tịnh nhục và một số hoàn toàn ăn thịt. Nếu quý vị tham ăn và thích ăn đồ dinh dưỡng, sao lại hỏi tôi ? Nếu quý vị muốn án trứng, thì đó cũng như ăn thịt.Phần Ba của Kinh Kim Cang có tựa ” Đại Thừa Chánh Tông” nói rằng: “Tôi phải làm cho tất cả chúng sanh – sanh từ trứng, từ thai bào, từ ẩm ướt, từ biến hoá… vào Niết Bàn vô dư để họ được diệt độ. Không lẽ trứng gà không phải là “sanh từ trứng” hay sao? Trong Hiện Thực Luận có nói : “Không thể ăn bất cứ loại trứng nào bởi vì trong đó có chủng tử.”Thật ra chúng ta cũng không cần tìm xem trứng là chạy hay không chay, chỉ suy nghĩ về vấn đề này: Người ta có thể không ăn thịt gà, thit vịt, tôm, cua, đồ biển ..vậy mà chỉ một món trứng mà “không thể bỏ” hay sao? Ngoài ra, nếu một người ăn trứng đều đặn (không ăn gì ngoài trứng), thì e rằng sau một tuần có thể người đó sẽ bị nhiễm độc. Mặt khác nếu một người uống sữa (không có gì ngoài sữa), không phải chỉ một tuần, cho dầu đến một tháng, người đó vẫn bình an vô sự. Nếu quý vì không tin, cứ thử đi! Vấn đề không phải ở điểm trứng là chạy hay mặn, mà là lòng tham đằng sau sự tham ăn của chúng ta.

Lối Ăn Lành Mạnh – Đổi Thành Ăn Chay

Ban biên tập Vạn Phật Thánh ThànhThuyết ăn chay là gì?Thuyết ăn chay là nói về lối sống của người không ăn thịt. Những ai thực hành theo lối sống này và kiêng cữ không ăn thịt thì được xem là người ăn chay. Ngoài việc không ăn “thịt đỏ” (bò, heo và cừu), người ăn chay cũng không ăn cá hay gà, vịt. Trong khi có một số người ăn chay tránh dùng các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật như sữa, phó mát và trứng thì một số người khác không quá khắt khe đối với lối ăn chay của họ và vẫn tiếp tục dùng các sản phẩm nói trên.Thuyết ăn chay thịnh hành như thế nào?Trong những năm gần đây phong trào ăn chay trở nên thịnh hành hơn.Tại sao người ta phải bỏ ăn thịt để ăn chay?Người ta chủ trương ăn chay vì nhiều lý do khác nhau. Một số người ăn chay vì họ cho rằng ăn thịt là đắt tiền, phí phạm, hay có hại cho sức khỏe. Một số khác không ăn thịt là vì có lương tâm, họ cho rằng giết hại thú vật hoặc khiến cho chúng phải chịu nhiều đau khổ không cần thiết trong khi nuôi chúng để làm thịt là việc sai lầm.Nhưng có phải chăng ăn thịt là cần thiết để được mạnh khỏe không?Không phải vậy đâu. Sự thật rất đơn giản là chúng ta không cần ăn thịt để có một đời sống khỏe mạnh, trường thọ và hoạt động tích cực. Các tạp chí chuyên viết cho người tiêu thụ cũng đã tuyên bố: “Ăn chay là lối ăn an toàn, mạnh khỏe và đầy đủ chất dinh dưỡng.” Đa số người ăn chay đều có thể quân bình được các chất dinh dưỡng chánh đáng trong thức ăn của họ một cách dễ dàng. Mọi thứ mà người ăn chay cần đều có sẵn hầu hết trong các siêu thị.Làm thế nào người ăn chay được đầy đủ chất đạm protein cho cơ thể?Rất nhiều nguồn thức ăn có chứa chất đạm protein để thay thế thịt như lúa mì, các loại đậu, và các thức ăn làm từ đậu nành (như tàu hủ), lại thêm đậu phộng và các loại hột .v.v…Trữ lượng amino-acít trong một vài loại rau cải có thể coi là ít, nhưng sự khiếm khuyết này có thể bù đắp dễ dàng bằng cách dùng hai loại rau chất đạm hợp lại. Sự kết hợp hai chất đạm này cũng không có gì khó hơn là ăn các loại đậu và gạo cùng một lúc, hay ăn bánh mì với bơ đậu phộng. Hơn nữa, sự kết hợp các chất đạm protein chưa chắc là cần thiết, vì các loại thực phẩm biến chế từ sữa và trứng cũng đã chứa đầy đủ các chất đạm, người ăn chay dùng một trong những thứ này sẽ bảo đảm có đủ các chất đạm cần thiết. Đậu nành cũng chứa đủ lượng chất đạm protein vậy.Còn chất sinh tố vitamin và các khoáng chất thì sao? Chế độ ăn chay có thể cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết không?Người ăn chay dùng nhiều loại thức ăn khác nhau sẽ ít gặp trở ngại trong việc bồi dưỡng đủ chất dinh dưỡng cần thiết là đúng cho những ai ăn chay có dùng sữa. Còn đối với những người ăn chay khắt khe hơn vì cữ ăn các thực phẩm sản xuất từ động vật thì họ cần phải thận trọng hơn. Tuy nhiên, các nguồn thực phẩm chay có chứa nhiều khoáng chất và vitamin đều có sẵn cả.Thật ra, riêng chỉ có vitamin D và vitamin B12 là hai chất dinh dưỡng có lẽ thiếu kém trong các món rau cải. Nhưng vấn đề này có thể giải quyết một cách dễ dàng. Đối với những người ăn chay nghiêm ngặt, họ có thể cung ứng đủ lượng vitamin D và B12 hằng ngày bằng cách dùng thêm thuốc bổ vitamin.Thuyết ăn chay có lợi ích gì cho sức khỏe?Thường thì chế độ ăn chay có nhiều chất xơ hơn và lượng mỡ trong cơ thể cũng thấp hơn so với ăn thịt. Do đó người ăn chay ít bị khổ sở vì bệnh phát phì, bệnh tim, hay bị nghẹt các động mạch dẫn máu và một số bệnh ung thư.v.v…Thêm nữa, người ăn chay sẽ được an vui mạnh khỏe hơn vì tránh được nhiều hóa chất, thuốc nhuộm, và các thuốc diệt trùng khác nhau thường được tìm thấy trong thịt. Hiện nay phân nửa lượng dự trữ thuốc trụ sinh của toàn quốc được dùng vào ngành chăn nuôi gia súc; ví như thuốc Penicillin và Tetracyline được đưa vào cơ thể người ta mỗi ngày. Một số khoa học gia tin rằng, hành động này đã làm giảm công hiệu của các chất đó trong việc trị bệnh cho con người.Ăn chay còn đem lại lợi ích sức khỏe cho nhiều người đang bị đói và thiếu dinh dưỡng trên thế giới. Trong việc chăn nuôi, phải có trên 10 cân Anh thực vật chất đạm protein mới sản xuất được một cân Anh (pound) thịt. Nếu ăn chay và trực tiếp tiêu thụ chất đạm từ thực vật thì lượng dự trữ thực phẩm trên thế giới sẽ được cung cấp đầy đủ rộng rãi hơn và cũng nuôi sống được nhiều người hơn.Vì đạo lý này mà một số người đã áp dụng theo lối ăn chay, mặc dù phần lớn sự tranh luận về thuyết ăn chay là chú trọng đến vấn đề đối xử với súc vật.Hằng năm có bao nhiêu súc vật bị giết để cung cấp thịt trên bàn ăn của chúng ta?Số lượng bị giết rất cao. Mỗi năm ở nước Mỹ có trên một trăm triệu con bò heo và cừu bị giết trong lò sát sanh. Lại có thêm bốn tỷ gia cầm, đa số là gà, bị giết làm thịt. Tổng số tất cả các con vật này nếu tượng trưng bằng một đường thì nó dài hơn 750,000 dặm – xa hơn khoảng cách đi và về từ quả địa cầu lên đến mặt trăng.Lò sát sanh ra thế nào? Họ dùng cách nào để giết thú vật cho chúng ta ăn?Thông thường mỗi ngày bên trong và chung quanh của một lò sát sanh có đến hàng ngàn thú vật bị hành hạ và giết chết. Chẳng hạn như gia súc được chở bằng xe tải, có thể trong 2, 3 ngày mà chúng không được ăn uống gì.Sau đó, chúng bị lùa vào chuồng để chờ tới phiên. Một số súc vật trở nên hốt hoảng và bị hành hạ. Nhân viên lò thịt dùng que điện hay roi cây để lùa chúng vào các ngõ ngách dẫn đến lò sát sinh.
Súc vật thường bị làm cho bất tỉnh trước khi bị cắt mạch máu và xẻ thịt dưới sự kiểm soát của lò sát sanh liên bang.Các kỹ thuật được chấp nhận như: dùng hơi ngột, cho điện giựt, bắn súng và dùng các then chốt sắt đâm xuyên qua sọ đầu để hủy hoại bộ não của con vật.Các lò thịt nhỏ hơn ở địa phương có lẽ vẫn còn dùng búa tạ và rìu; đối với những súc vật lớn có thể phải đập đến hai, ba nhát búa chúng mới ngã qụy. Ngược lại người đồ tể Kosher, Do Thái đòi hỏi con vật phải hoàn toàn tỉnh táo khi họ cắt cổ chúng.Nhưng dù dùng bằng cách nào đi nữa, kết quả cuối cùng cũng giống nhau. Trong quá trình sát sanh, chỉ cần trong khoảnh khắc mà đã biến ra thành một con người tàn bạo; đó là cái giá không thấy được của sự ăn thịt.Súc vật ở trại nuôi có được cuộc sống thích đáng trước khi bị giết ở lò thịt không? Chúng được nuôi như thế nào?Ngày nay, số súc vật bị nuôi trong “trại chăn nuôi” đang gia tăng, là nơi cùng những kỹ thuật để sản xuất số lượng nhiều hầu đạt được hoạch lợi tối đa. Những súc vật này không được tự do di chuyển, kể cả những nhu cầu về thể chất, cảm xúc hay cuộc sống thành đoàn đều được bị bỏ qua. Chúng phải chịu đau khổ trong chán nản, căng thẳng và tánh nết hủy diệt.Súc vật ở các trại chăn nuôi bị mất tự do như thế nào? Chúng bị giam cầm tù túng khắc nghiệt ra sao?Chẳng hạn như gà ấp trứng bị nhốt trong những chuồng ngăn ô 12×8 inch. Mỗi chuồng chứa từ bốn đến năm con. Bê con thì bị nhốt trong mỗi ngăn rất chật hẹp, đến nỗi xoay chuyển hay nằm xuống cho thoải mái cũng không thể được.Những gì sẽ xảy ra với các súc vật này?Bởi vì gà bị nhốt tù túng nên chúng có phản ứng là cắn mổ lẫn nhau và tự mổ chính nó, cho nên mõ chúng bị chặt bằng dao nóng hay máy chém.Gà được nuôi trong điều kiện bình thường thì có thể sống được nhiều năm. Còn gà được nuôi cốt để sản xuất trứng đến mức tối đa thì chúng chỉ sống được có 14 tháng. Một khi hết khả năng đẻ trứng, chúng bị đưa vào lò sát sanh để làm xúp và các thức ăn biến chế khác.Mặt khác đời sống của bê con thì chỉ kéo dài có 16 tuần. Chúng bị đưa đến lò sát sanh trong khi không hề có cơ hội di động hay chạy nhảy, bởi vì các động tác này sẽ làm cho thịt bớt mềm mại. (Bê con là sản phẩm phụ của công nghiệp sản xuất bơ sửa. Như muốn cho bò có sữa, thì chúng phải bị thọï thai theo định kỳ để sinh con. Bê đực sanh ra là sản phẩm vô dụng nên chúng trở thành bê tơ.)Còn cá thì sao?Nói chung cá có một lối sống trong điều kiện thiên nhiên. Về phương diện này thì môi trường của chúng có vẻ khá hơn so với hầu hết các súc vật trong các trại chăn nuôi. Tuy nhiên, cá cũng chịu khổ sở khi bị bắt và bị nằm trên sàn tàu đánh cá. Chúng vùng vẫy cựa quậy để bày tỏ nỗi đau khổ tuyệt vọng. Bởi vì cá không thể thở nếu thiếu nước, nên chúng bị chết dần vì ngộp thở.Mối quan tâm về sinh thái học là sự khai trương của nghành thương mãi và các kỹ thuật chài lưới quy mô sẽ làm cho biển cạn dần cá. Hơn nữa những kỹ thuật đánh cá thu hiện đại, không những chỉ đánh được nhiều cá thu mà cũng ngẫu nhiên giết hại luôn hàng ngàn con cá heo mỗi năm.Lý luận về phương diện đạo đức phản kháng việc ăn thịt là gì?Lý luận về phương diện đạo đức là thẳng thắn, rõ ràng, đơn giản và cứng rắn. Ăn thịt tạo ra đau khổ và chết chóc cho các sinh vật vô tội, cho nên vì lý do này, ăn thịt là sai lầm.Nếu là trường hợp, chúng ta cần phải ăn thịt để sống, thì sự ăn thịt có thể biện luận như là một “việc ác cần thiết”. Nhưng ngày nay, việc ăn thịt không phải là cần thiết cho hầu hết dân chúng trên thế giới. Vì thay thế vào đó là đã có sẵn cách ăn chay.Con người trong xã hội chúng ta ăn thịt là theo thói quen và cũng bởi vì mọi người đã nhiễm thích mùi vị của nó. Nhưng những lý do này không tiêu biểu cho sự biện hộ về đạo lý. Ăn thịt là việc không thích hợp với luân lý đạo đức vì nó liên can đến sự đối xử tàn nhẫn với động vật, là vi phạm nguyên tắc đạo lý căn bản, tức là sai trái, vì đã gây ra sự thống khổ và chết chóc không cần thiết.Còn tôn giáo thì nói gì về vấn đề này? Các tôn giáo đạo đức có mâu thuẫn với ngành sản xuất thịt và việc ăn thịt không?Trong khi các giáo hội đang hết sức chần chừ để lên tiếng bênh vực cho súc vật, thì sự dã man và tàn bạo của ngành sản xuất thịt ít được sự ủng hộ của các tôn giáo đạo đức.Phần lớn các tôn giáo thường kêu gọi các tín đồ của họ nên thực hành lòng từ bi và công bằng. Ấy vậy mà cố tình gây đau đớn và chết chóc không cần thiết cho súc vật thì coi như không có từ bi mà cũng không công bình gì cả.Mối lưu tâm của truyền thống Do Thái về sự đối xử nhân đạo với súc vật đã khiến cho một số người Do Thái ăn chay. Và trong khi tín đồ đạo Phật và đạo Hồi thì có thể hướng vào các lý tưởng bất bạo động đã quy định để làm kim chỉ nam cho các thắc mắc có liên quan đến luân lý và việc ăn uống.Nhưng tại sao phải quan tâm đến thú vật? Chúng thật sự có cảm giác không?Thú vật có cảm giác là một điều không thể chối cãi được. Thử tưởng tượng một con vật bị thương, như con chó hay con mèo, chúng cũng có phản ứng y hệt như khi chúng ta bị đau vậy. Chúng kêu thét, la oăng oẳng và khóc rên. Điều này không có gì ngạc nhiên, vì thú vật có hệ thần kinh rất giống chúng ta như về phương diện liên quan đến khả năng cảm thọ đau đớn của thể xác.
Rất có thể là thú vật cũng bị đau khổ về mặt cảm xúc và tâm lý, bởi vì khả năng chịu đựng khổ đau của thú vật và con người cũng bộc lộ giống như nhau, cho nên cả hai đáng được đối xử theo đạo lý nhân đạo.Thực vật cũng không có cảm giác hay sao?Thực vật phản ứng theo độ kích thích khác nhau, nhưng chúng không có hệ thần kinh giống như các động vật. Nếu cây cỏ đều có “cảm xúc” đi chăng nữa thì những cảm xúc này thật là đơn sơ, rất khác biệt với cảm xúc của con người và các loài động vật. Người ăn chay nhận ra sự sống có trong thực vật. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải ăn để sống. Ăn các “thức ăn ở bậc thấp” gây ra ít sự đau đớn. Do đó ăn chay là hợp với đạo đức hơn.Nếu ai nấy đều trở thành người ăn chay, thì việc gì sẽ xảy ra đối với những súc vật hiện đang được nuôi trong các hãng xưởng lấy thịt? Chúng cũng sẽ bị giết chết hay sao?Điều quan trọng để chúng ta nhận thức rằng, chế độ ăn chay là không phải một sớm một chiều mà thực hiện được. Mà tốt nhất sẽ qua một quá trình tăng tiến từng bước. Khi nhiều người ăn chay thì nhu cầu cần thịt sẽ ít hơn. Nếu như nhu cầu này mà giảm xuống như vậy thì các công nghiệp sản xuất thịt sẽ nuôi và giết súc vật ít hơn. Đây là bằng chứng cho thấy rằng khuynh hướng này đã bắt đầu rồi.Làm thế nào để tôi trở thành người ăn chay trường? Có khó không? Những bước đầu tiên là gì?

Trở thành một người ăn chay trường có thể tương đối dễ là một khi bạn đã quyết định, đây là việc bạn muốn làm. Nếu một khi bạn đã định hướng lại cách nấu ăn của các bạn qua sự giúp đỡ của các khóa dạy nấu ăn, sách vở hay bạn bè với công thức một vài món ăn ngon. Và dĩ nhiên, rất có lợi nếu những người đó gần gũi, tôn trọng và ủng hộ quyết định của bạn. Bạn không cần phải ăn chay ngay lập tức. Bạn có thể xem đây như là một mục tiêu và cố gắng thử thực hiện từng bước tiến trong một khoảng thời gian. Có một số người bắt đầu bằng cách là cử ăn “thịt đỏ” và sau một thời gian thích nghi rồi mới tiếp đến việc bỏ cá và gà, vịt… Một số tiếp tục ăn các sản phẩm từ sữa và trứng. Số khác thì ý thức được nên cố gắng giảm đến mức tối thiểu các loại thức ăn đó và cuối cùng cũng có thể bỏ được hết.
Thật vậy, thuyết ăn chay bao hàm nhiều đường lối khác nhau và định nghĩa khác nhau. Đến một mức độ nào đó thì đây là vấn đề của sự chọn lựa cá nhân và lương tâm. Sau này những trại chăn nuôi và lò sát sanh có thể sẽ bị cấm hành nghề và con người sẽ không hiểu vì sao tổ tiên của họ đã có thể ăn được thây chết của thú vật. Nhưng ngày nay chuyện ăn thịt là ở mức định tiêu chuẩn.Ít nhất là người ăn chay cũng phải có ý chí khác biệt. Hơn nữa, một lối ăn bất bạo động thì tự có phần thưởng của riêng nó. Đối với những ai quan tâm, thời thuyết ăn chay là cách để đạt được lối ăn lành mạnh theo nhiều phương pháp.

Như bài đăng này?
Bài Viết Liên Quan

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Ut elit tellus, luctus nec ullamcorper mattis, pulvinar dapibus leo.

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Ut elit tellus, luctus nec ullamcorper mattis, pulvinar dapibus leo.

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Ut elit tellus, luctus nec ullamcorper mattis, pulvinar dapibus leo.

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Ut elit tellus, luctus nec ullamcorper mattis, pulvinar dapibus leo.