Cảnh giới Địa ngục được cảm ra bởi ác nghiệp của chúng sinh. Cõi này là nơi mà nỗi thống khổ của chúng sinh lên đến cùng cực và kéo dài vô tận.
Phật Tế Công được Ngọc Hoàng Thượng đế phán truyền:
Trẫm ở điện Linh Tiêu, lòng lo thế đạo, mắt nhìn bụi đỏ cát đen bay ngợp Trời, chốn nhân gian luân thường đảo lộn, nam không trung hiếu, nữ chẳng tiết trinh, cho Tiên Phật là hão huyền, cho Thần Thánh là chẳng thiêng, phong tục tập quán xã hội thì đồi bại, nhân tình nghĩa lý tiêu tan. Lòng Trẫm đau buồn quá đỗi, không nỡ ngồi yên nhìn chúng sinh đọa đày chốn tối tăm mà không cứu. Nay Trẫm đặc biệt ban lệnh khai mở kho báu kinh điển, mà tên sách là Địa Ngục Du Ký ra lệnh cho Phật Sống Tế Công chỉ dẫn cặn kẽ cho thuật giả thánh bút Dương Sinh dạo Mười điện địa ngục rồi về kể lại tỉ mỉ sự tình cho người đời rõ những thảm cảnh của các linh hồn tội lỗi hầu gặt hái công phu khuyên can giáo hóa.
Nhớ thuở hỗn mang Trời Đất chưa chia, vũ trụ còn chung một khí, ban đầu hút khí từ vô cực, tiêu dao tự tại. Tới khi Trời Đất mở mang, nhờ chân khí của trung ương con người giáng sinh. Ban đầu tính nó thiện nên lúc chết dễ trở về nơi chất phác ban đầu. Nhưng rồi bụi đất ngày càng phủ dày nên tính thiện đã bị thay thế bằng tính ác, bởi vậy Trời bèn thiết lập địa ngục để làm chốn hối cải cho thanh tịnh lại.
Bởi căn tính của chúng sinh bị ô nhiễm biến chất nên ngày càng trụy lạc, gần đây trở thành quá bại hoại, khiến địa ngục đông nghẹt chúng sinh. Ngọc Hoàng Thượng đế thấy vậy không nỡ để cho loài người đọa trầm hơn nữa, mới tỏa ánh linh quang cho tiết lộ những hình phạt ghê gớm dưới địa ngục để cảnh cáo người đời hầu tránh không đạp lên vết bánh xe đó nữa mới mong trở về được nguồn cội, dứt nghiệp khổ đau luân hồi.
Địa Tạng Bồ Tát là đứng đầu cõi âm môn, cai quản mười điện địa ngục. Người trần tới địa ngục mới biết rõ rằng mình đã từ bỏ cõi thế, lúc còn sống họ không tin có quỷ thần và báo ứng nhân quả. Lúc tới đây mới vỡ lẽ rằng khi chết không phải là mọi sự, mọi vật tiêu tan hết. Do đó có câu: "Nhất đán vô thường vạn sự không, âm lộ chỉ hữu nghiệt tùy thân" (một sớm đổi thay muôn sự chẳng còn chi, chỉ còn cái nhân xấu đeo theo mình nơi ngả đường âm phủ). Người đời nếu như không giữ gìn được khuôn phép của gia cương, hành động bừa bãi thì tổ tiên họ ắt cũng bị liên lụy. Cho nên nói "Cửu Huyền Thất Tổ" huyết mạch tương quan, nhân quả tuần hoàn mật thiết. Tự làm tự chịu chẳng sai mảy may, gói gọn trong 4 câu thơ:
Bạc bài ham thích kiếp thiêu thân
Phú quý sang giàu phúc chốc tan
Thiếu phụ tham dâm vùi tiết hạnh
Hang sâu đọa lạc há kêu than.

Địa ngục, tiếng Hồ gọi là Nê Lê, tiếng Phạn gọi là Nại-lạc-ca. “Nại-lạc” có nghĩa là người. “Ca” có nghĩa là ác. Người ác sinh ra ở nơi đó nên gọi nơi đó là Nại-lạc-ca (có chỗ dịch là Bất khả lạc, hoặc dịch là Khổ cụ, hoặc dịch là Khổ khí). Do những con người ác đó lúc sinh thời đã gây ra những hành động cực kỳ tàn ác về thân, khẩu, ý cho nên chúng phải sinh vào nơi đó và tiếp tục ở nơi đó. Bởi vậy mới gọi là Nại-lạc-ca. Địa ngục tức là theo nghĩa mà đặt ra tên gọi, có nghĩa là ngục ở dưới đất. Thêm nữa, ngục có nghĩa là giam hãm, ý nói bắt bớ giam hãm tội nhân, không cho chúng được tự do tự tại. Cho nên gọi là địa ngục.
Bà Sa luận viết rằng: Gọi chúng là tội nhân tức là những kẻ bị bọn ngục tốt giam giữ không chế không được tự do đi lại. Song đường này có nhiều chốn, hoặc ở dưới đất, hoặc ở trên mặt đất, hoặc ở trong không trung cho nên bản tiếng Phạn không gọi là địa ngục, mà gọi là Nại-lạc-ca.
Tuy có nhiều kiểu địa ngục như vậy nhưng căn cứ vào Tam pháp độ luận thì tổng cộng có ba: một Nhiệt, hai Hàn, ba Biên.
NHIỆT NGỤC: có tám, ở dưới châu Thiện Bộ - Càng ở những ngục sau thì đau khổ càng tăng, ứng với tội lỗi càng lớn.
Có nghĩa là dưới châu này có năm trăm do tuần đất bùn, dưới nữa có năm trăm do tuần đất sét trắng, dưới nữa cách một vạn chín ngàn do tuần có bảy ngục lớn xây dựng ở trong. Dưới nữa hai vạn do tuần là ngục Vô Gián. Từ dưới châu này tới đáy ngụ Vô gián tổng cộng là bốn vạn do tuần. Ngục Vô Gián chiều dài, chiều rộng, chiều cao, mỗi chiều hai vạn do tuần. Bảy ngục mỗi ngục ngang dọc một vạn do tuần. Từ dưới Thiện Bộ châu tới ngục Vô Gián trên nhọn dưới to, như hình đống thóc. Trong có tám ngục chồng chất lên nhau. Kinh A Hàm nói: Đại Nhiệt ngục tổng số có tám. Tám ngục đó mỗi ngục lại có mười sáu ngục nhỏ quây quần xung quanh.

Tám ngục lớn như vậy cùng các ngục phụ thuộc tổng cộng là một trăm ba mươi sáu sở. Cho nên trong kinh có nói là một trăm ba mươi sáu Nại Lạc Ca.
Tám địa ngục nóng gồm:
Đẳng hoạt địa ngục (saṃjīva-naraka): nơi chúng sinh bị hành hình, chết rồi sống lại và chịu tội báo như những lần trước;
Hắc thằng địa ngục (kālasūtra-naraka): nơi chúng sinh bị trói bằng dây sắt;
Chúng hợp địa ngục (saṃghāta-naraka): nơi chúng sinh bị (núi đá) ép chặt;
Hào khiếu địa ngục (raurava-naraka): nơi chúng sinh kêu la thảm thiết;
Đại khiếu địa ngục (mahāraurava-naraka): nơi chúng sinh kêu la rất thống thiết;
Viêm nhiệt địa ngục (tāpana-naraka): nơi chúng sinh bị hành hình bằng thiêu đốt;
Đại nhiệt địa ngục (pratāpana-naraka): nơi chúng sinh bị hành hình bằng sự thiêu đốt rất khổ sở;
Vô gián địa ngục (avīci-naraka): dành cho 5 đại trọng tội: giết cha mẹ, phỉ báng và phản lại Đạo Trời, chia rẽ chúng tăng, giết A-la-hán, làm Phật chảy máu , ngoài ngũ nghịch trọng tội khi tạo đại nghiệp cũng có đủ khả năng đoạ xuống ngục này. Nơi đó chúng sinh bị hành hình liên tục đời đời, không gián đoạn, tội nhân không thể chết, phải bỏ thân nầy thụ thân khác trả quả báo, mãi mãi không được siêu sinh đầu thai. Khám lớn là A Tì Đại Địa ngục, rộng 800 dặm do tuần, đều bao lưới sắt, lập riêng 16 Địa ngục nhỏ:
1.1. Đẳng Hoạt ngục

Còn gọi là Canh Hoạt ngục. Hoặc là ngục tốt gọi cho sống lại, hoặc là gió thổi khiến cho sống lại. Hai duyên tuy khác, nhưng đều làm cho sống lại như nhau, cho nên gọi là Đẳng Hoạt ngục. Do quen thói sát hại, thích thói đó tăng lên nên phải đọa vào trong ngục này. Một vạn sáu ngàn ngày hai trăm ức năm ở thế gian thì bằng một ngày đêm của ngục này. Tội nhân ở đây thọ năm trăm tuổi.
Phạm, Pàli: Saṃjīva. Cũng gọi Cánh hoạt địa ngục, Hựu hoạt địa ngục,Cánh sinh địa ngục, Tưởng địa ngục. Tội nhân trong địa ngục này mang lòng ác hại, hễ gặp nhau là cấu xé nhau bằng móng sắt, cho đến khi thân thể rách nát thì chết, gặp cơn gió mát thổi qua, phút chốc sống lại, rồi tiếp tục chịu khổ, nên gọi là Đẳng hoạt địa ngục, một trong tám địa ngục nóng. Cứ theo kinh Chính pháp niệm xứ quyển 5, người gây nghiệp sát sinh, sau khi chết, phải đọa vào địa ngục Đẳng hoạt. Trong địa ngục này có 16 chỗ chịu khổ khác nhau: Chỗ phân lỏng, chỗ vòng dao sắc, chỗ nung nấu, chỗ nhiều khổ, chỗ tối tăm, chỗ không vui, chỗ cực khổ, chỗ nhiều bệnh, chỗ cặp tội nhân bằng hai thanh sắt, chỗ đánh tội nhân bằng gậy sắt, chỗ chó sói chuột đen cắn xé tội nhân, chỗ xoay chuyển lúc nào cũng thấy khác lạ, chỗ khổ bức bách, chỗ hành hình tội nhân khiến toàn thân đỏ như hoa sen hồng, chỗ ao hồ, chỗ chịu khổ giữa hư không.
1.2. Hắc Thằng ngục

Trước hết dùng dây thép thắt lại, sau lại dùng rìu sắt mà chém. Do tập quán sát sinh trộm cắp nên phải đày đọa vào ngục này. Ba vạn hai ngàn bốn trăm ức năm của thế gian thì bằng một ngày đêm của ngục này. Tội nhân ở đây sống thọ một ngàn tuổi.
Hắc thằng, Phạm:Kàla-sùtra;Pàli: Kàơa-sùtra. Cũng gọi Hắc nhĩ địa ngục, Hắc địa ngục.
Cứ theo Câu xá luận tụng sớ quyển 8, trong địa ngục này, dây sắt được dùng để đánh dấu trên thân thể của tội nhân rồi theo đó mà cưa xẻ, vì thế gọi là địa ngục Hắc thằng(địa ngục dây đen).
Lại theo kinh Trường a hàm quyển 19, thì đây là ngục thứ 2 trong 8 địa ngục Nóng (Đại nhiệt) nằm ở dưới địa ngục Đẳng hoạt và trên địa ngục Chúng hợp.
Bao quanh ngục này có 16 ngục nhỏ, mỗi ngục rộng 500 do tuần. Ngục tốt bắt tội nhân nằm trên sắt nóng, dùng dây sắt nóng, vạch ngang dọc trên thân thể, rồi cứ theo vết dây hoặc dùng búa chặt, hoặc lấy cưa xẻ, hoặc dùng dao mổ, máu thịt vung vãi, thân thể bị cắt trăm đoạn. Hai bên ngục còn có núi sắt lớn, trên mỗi núi có dựng cột sắt, ở đầu cột giăng dây sắt, ngục tốt lùa tội nhân lên trên dây sắt, rồi đuổi cho rơi vào vạc dầu sôi, khổ đau chẳng kể xiết. Đây là nơi chịu tội của những người gây nghiệp giết hại, trộm cướp, v.v.
1.3. Chúng Hợp ngục

Chúng hợp, Phạm: saôghàta, dịch âm là tăng càn. Còn gọi là Tụ hạp, Đôi áp, Hợp hội. Còn gọi là Chúng khâu (hạp) ngục (hai núi dưới chập lại để ghè tội nhân). Là một trong tám địa ngục nóng. Cứ theo kinh Trường a hàm quyển 19 phẩm Địa ngục chép, thì trong ngục này có một núi đá lớn, tách làm hai nửa đối nhau, tội nhân tiến vào giữa, hai nửa núi đá tự nhiên sáp lại, ép nát xương thịt, thân thể tội nhân, sau lại tách làm hai nửa và trở lại chỗ cũ. Lại có một con voi lớn bằng sắt, toàn thân bốc lửa, nhảy vào tội nhân, khiến thân thể tội nhân nhừ nát máu mủ lênh láng.
Lại có ngục tốt bắt tội nhân đặt lên tảng đá mài, rồi dùng đá chà xát, hoặc lấy một tảng đá lớn đè lên, sự khổ thảm khó nhẫn, dù mong một chút ngưng nghỉ cũng không thể được. Kinh Chính pháp niệm xứ quyển 6 nói, những người tạo ba nghiệp bất thiện là sát sinh, trộm cướp, gian dâm phải rơi vào địa ngục này, và theo nghiệp họ đã tạo mà chia làm thượng trung hạ, thượng thì rơi vào Hợp đại địa ngục gốc, còn trung và hạ thì sinh vào mười sáu nơi khác, chịu khổ rất lớn.
Sáu vạn bốn ngàn tám trăm ức năm thì bằng một ngày của ngục này. Tội nhân ở đây sống thọ hai ngàn tuổi.
1.4. Hô Hô ngục còn gọi là Khiếu Hoán ngục
Khiếu hoán, Phạm: Raurava, Pàli: Roruva. Cũng gọi Dịch khiếu địa ngục, Đề khốc địa ngục, Hào khiếu địa ngục. Địa ngục kêu gào, 1 trong 8 địa ngục nóng.
Cứ theo kinh Trường a hàm quyển 19, thì ngục tốt bắt các tội nhân trong ngục bỏ vào vạc nước sôi đun nấu, sau đó lại vớt ra và ném lên vỉ sắt để nướng, làm cho các tội nhân vô cùng đau đớn, kêu gào thảm thiết. Tuy trải qua những sự trừng trị khổ sở như thế, nhưng vì tội chưa hết nênkhiến cho tội nhân không chết hẳn, mà phải 3 lần chết đi sống lại để chịu khổ qua 16 địa ngục nhỏ nữa. Theo luận Du già sư địa quyển 4, thì tuổi thọ của chúng sinh ở địa ngục này rất dài lâu, mà một ngày đêm ở địa ngục này tương đương với 4.000 năm ở cõi trời Tri túc (Đâu suất). Như vậy, thời gian mà tội nhân phải chịu khổ trong địa ngục này, không thế tưởng tượng được. Những tội nhân lúc còn sống bắt nhốt người trong phòng kín rồi dùng lửa thiêu chết, hoặc hun đốt muỗi mòng, hoặc trộm cắp, gian dâm, uống rượu, v.v... sau khi chết sẽ rơi vào địa ngục này.
Ngoài ra, ngục thứ 5 trong 8 địa ngục nóng, gọi là địa ngục Đại khiếu hoán, tội nhân trong địa ngục này chịu các hình phạt còn đau đớn, nặng nề hơn địa ngục Khiếu hoán. Hai địa ngục này trong các kinh thường được gọi chung là Khiếu hoán Đại khiếu hoán.
1.5. Đại khiếu hoán, Phạm:Mahà-raurava, Pàli:Dhùma-roruva. Cũng gọi Đại hào khiếu địa ngục, Đại khiếu địa ngục, Đại hoán địa ngục, Khiếu hoán địa ngục. Một trong tám địa ngục nóng.
-800x450.jpg)
Tội nhân trong ngục này khổ đau không chịu nổi mà cất tiếng kêu gào, vì thế gọi là Đại khiếu hoán địa ngục. Cứ theo kinh Chính pháp niệm xứ quyển 18 nói, thì địa ngục này có 18 chỗ chịu khổ là: Chỗ kêu gào, chỗ chịu khổ vô lượng, chỗ chịu các thứ khổ não không nhẫn được, chỗ bị ép theo ý ngục tốt, chỗ hoàn toàn tối tăm, chỗ khói mịt mù dày dặc, chỗ sâu bọ bay và rơi xuống, chỗ chết đi sống lại, chỗ mỗi lúc đổi khác, chỗ tuyệt vọng, chỗ bức não, chỗ thay phiên nhau bị ép, chỗ chim mỏ bằng Kim cương mổ, chỗ đội vòng tóc lửa, chỗ mũi nhọn đâm, chỗ chịu khổ vô biên, chỗ ăn máu tủy và chỗ lửa cháy ngùn ngụt v.v... Cũng kinh đã dẫn quyển 8 còn chép: Phàm những kẻ thích giết hại, trộm cướp, gian dâm, nói dối, uống rượu, sau khi chết, sẽ rơi vào địa ngục này
Còn gọi là ngục Đại Hô Hoán. Bốn núi lứa, muốn trốn chẳng được, gào khóc la lớn. Do quen thói sát sinh, trộm cắp, tà dâm, vọng ngữ, khuyến khích người ta uống rượu nên phải đầy đọa vào ngục này. Hai lăm vạn chín ngàn hai trăm ức năm của thế gian mới bằng một ngày đêm trong ngục này. Tội nhân ở đây thọ tám ngàn tuổi.
1.6. Thiêu Nhiên ngục

Còn gọi là ngục Viêm nhiệt, thép nung kẹp vào, ở trong bị nóng. Do quen thói sát sinh, trộm cắp, tà dâm, vọng ngữ, uống rượu, tà kiến nên phải đọa vào ngục này. Năm mốt vạn bốn trăm năm ở thế gian thì bằng một ngày đêm ở trong ngục này. Tội nhân ở đây thọ mười sáu ngàn tuổi.
1.7. Đại Thiêu Nhiên ngục

Còn gọi là ngục Đại Viêm Nhiệt. Lửa núi phả vào, xẻo nướng tội nhân. Do sát sinh, trộm cắp, tà dâm, vọng ngữ, cho người uống rượu, tà kiến, chẳng tin, hoặc phá giới của Tỳ kheo ni thì phải đọa vào ngục này. Thọ bằng một nửa kiếp.
1.8. Vô Gián ngục

Còn gọi là ngục Vô Trạch. Một khi đã bị ném vào lửa khổ thì mãi mãi không còn có lúc sướng. Đã khổ miết không lúc nào còn sướng thì còn gì mà lựa chọn nữa. Không có lấy một khoảnh khắc bằng cái búng tay không bị khổ. Do gây nghiệp ngũ nghịch nên bị đọa vào trong ngục này. Tiếng Phạn gọi là A Tỳ. Tỳ này có nghĩa là Vô Gián (không gián đoạn) hay còn gọi là Vô Cửu.
Kinh Quán Phật Tam Muội nói: Ngục A Tỳ bị khổ lớn một ngày một đêm bằng năm mươi tiểu kiếp ở thế gian. Cứ như vậy thọ mạng hết một đại kiếp. Người có đủ tội ngũ nghịch thì phải chịu tội năm kiếp. Hơn nữa, chúng sinh nào phạm bốn điều trọng cấm: ăn không của tín thí, phỉ báng, tà kiến, không biết nhân quả, đoạn học Bát Nhã, hủy mười phương Phật, ăn trộm của sư tăng, dâm dật vô đạo, hãm hiếp tịnh ni, hủy nhục người thân. Người đó phải chịu tội báo một trăm linh bốn ngàn đại kiếp, lại còn bị đưa vào mười tám cái vạc ở phương Đông để chịu khổ. Các phương Tây, Nam, Bắc cũng giống như thế.